Bảo quản sữa mẹ đúng cách không phải mẹ bầu nào cũng biết

Bảo quản sữa mẹ, công việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực tế, lại khiến nhiều mẹ bỉm gặp phải không ít băn khoăn. Những lúc sữa về nhiều, mẹ bỉm có thể hút ra dự trữ cho con dùng sau. Tuy nhiên, sữa mẹ để ngoài được bao lâu sau khi hút ra thì an toàn cho bé sử dụng và làm sao để nhận biết sữa đã hỏng hay chưa? Cùng cafesuckhoe tìm hiểu ngay nhé!

Bảo quản sữa mẹ đúng cách không phải mẹ bầu nào cũng biết

Có nên cho trẻ uống sữa ngoài thay sữa mẹ?

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nếu mẹ có đủ sữa thì nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và duy trì việc cho bé bú trong ít nhất 1 năm đầu.

Đặc biệt, trong 1 tháng đầu đời, trẻ cần bú sữa mẹ hoàn toàn, không cho trẻ bú sữa ngoài ở giai đoạn này. Nhằm giúp bé hình thành phản xạ bú tốt hơn và cũng giúp mẹ dồi dào sữa hơn. Sau 1 tháng, nếu mẹ ít sữa hoặc không có sữa có thể bắt đầu cho bé làm quen với sữa bột, vì lúc này thói quen bú mẹ đã được thiết lập và thỉnh thoảng cho bé bú thêm sữa ngoài không ảnh hưởng nhiều tới sữa mẹ.

Sau 1 tháng, nếu bắt buộc phải nuôi con bằng sữa ngoài hoàn toàn, mẹ nên chọn các loại sữa mát, có thành phần và hương vị gần với sữa mẹ để bé dễ hấp thu dưỡng chất phát triển tốt hơn.   Ngày nay, sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ngày càng được cải tiến để có thành phần và hàm lượng dưỡng chất gần giống với sữa mẹ nhất.   Các axit béo, DHA và ARA trong sữa mẹ đều được tìm thấy trong sữa công thức. Vậy nên trẻ vẫn có thể phát triển IQ, thể chất bình thường, đồng thời hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa cũng được cải thiện đáng kể như khi uống sữa mẹ. Và thực tế đã cho thấy rất nhiều trẻ uống sữa công thức gần như hoàn toàn vì sữa mẹ không có nhưng vẫn phát triển rất khỏe mạnh.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Sữa mẹ dồi dào năng lượng và giàu dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ các chất đạm, carbohydrate, chất béo, vitamin, muối khoáng có tỉ lệ cân bằng tự nhiên đồng thời hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Chính vì vậy các chuyên gia y tế trên thế giới đều khuyến khích cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Cho con bú trực tiếp dòng sữa thơm ngon từ ngực mẹ là tốt nhất nhưng trong một số trường hợp như mẹ vắng nhà hoặc bé bú không hết thì mẹ buộc phải trữ sữa vào bình hoặc túi để tích trữ. Tuy nhiên sữa mẹ cũng có thời hạn sử dụng, nếu để ngoài môi trường quá lâu thì vi khuẩn sẽ sinh sôi phát triển, sữa mẹ có nguy cơ biến chất. Khi đó bé uống vào có thể bị tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?

Theo các chuyên gia khuyến cáo, thời hạn bảo quản của sữa mẹ như sau:
– Nếu ở nhiệt độ phòng trên 26 độ C thì sữa mẹ đã vắt ra chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ đồng hồ.
– Nếu ở phòng điều hòa dưới 26 độ C thì thời hạn sử dụng tối đa là 6 giờ.
– Nếu sữa mẹ đã vắt được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh với mức nhiệt trữ lạnh nhỏ hơn 4 độ C thì thời gian gian bảo quản có thể lên tới 2 ngày.
– Nếu trữ đông sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh thì thời hạn sẽ là:
Đối với loại tủ mini chỉ có 1 cửa chung cho cả ngăn đá và ngăn mát thì bảo quản được trong 2-3 tuần. Vì hoạt động đóng mở cửa tủ sẽ làm nhiệt độ trong ngăn đá thay đổi liên tục.
Đối với loại tủ 2 cánh (có cánh riêng cho ngăn đá và ngăn mát) thì sữa mẹ đã vắt ra có thể để được 3 tháng.
Đặc biệt nếu sữa mẹ bảo quản trong tủ đông chuyên dụng (nhiệt độ <-18 độ C) thì có thể trữ sữa trong 6 tháng đến 1 năm.

Cách hút sữa mẹ để bảo quản

Trữ sữa mẹ nên được thực hiện trong các túi lưu trữ hoặc chai làm từ thủy tinh, nhựa không chứa BPA. Khi vắt sữa mẹ để trữ cần lưu ý:

– Cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ đựng sữa, tay và bầu vú mẹ trước khi vắt.

– Nên vắt thành các chai nhỏ đủ một bữa uống của trẻ, tránh lãng phí.

– Sữa vắt ra cần làm lạnh ngay.

– Không trữ đông lại phần sữa trẻ uống dư.

– Không hòa chung sữa đã trữ đông với sữa mới vắt.

Việc vắt sữa trữ nhiều mỗi ngày có thể khiến mẹ thiếu sữa, không đủ cung cấp cho trẻ bú. Vì thế, mẹ không nên cố ép sữa, cần nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tạo sữa tự nhiên, an toàn.

Lưu ý khi hút sữa mẹ

Khi tiến hành hút sữa, bạn cần lưu ý một số điều sau đây để đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ:

– Trước khi hút, cần chú ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chứa, dụng cụ hỗ trợ hút sữa, tay và bầu vú của người mẹ.

– Để tránh lãng phí, bạn nên chủ động chia sữa và lưu trữ vào các chai hay túi trữ nhỏ có mức dung tích từ 60 – 120 ml (vừa đủ cho mỗi lần trẻ bú).

– Sữa mẹ ngay sau khi hút ra cần được bảo quản lạnh để tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn ở môi trường bên ngoài.

– Người mẹ cần nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và trách ép sữa để giữ an toàn cho sức khỏe và tạo được chất lượng sữa tự nhiên tốt nhất cho bé.

Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát

Cách bảo quản:

  • Sữa mà bé đã sử dụng thì không nên cất và bảo quản trong tủ lạnh, vì sữa thừa sau mỗi lần sử dụng của bé đều đã dính nước bọt có chứa vi khuẩn, điều này có thể khiến sữa bị hư, không thể sử dụng tiếp được.
  • Tuyệt đối không được hòa lẫn sữa mẹ mới vắt với những túi sữa mẹ đã được trữ trong ngăn mát tủ lạnh.
  • Dụng cụ để trữ sữa có thể là bình sữa hay túi trữ sữa chuyên dụng được bán rất nhiều tại các chuỗi cửa hàng cho mẹ và bé. Để có thể theo dõi được thời gian sử dụng và bảo quản sữa trong tủ lạnh, hãy dùng băng keo trắng và bút ghi rõ ngày vắt sữa.
  • Không sử dụng những dụng cụ thô sơ để trữ sữa như túi ni lông hay chai nhựa và chưa qua khử trùng.
Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ để ngăn mát

Cách sử dụng:

Để sử dụng sữa trữ lạnh, các mẹ làm theo 2 cách:

  • Cách thứ nhất: Các mẹ có thể đem ra ngoài tủ lạnh khoảng 30 phút cho đỡ lạnh rồi ngâm với nước 40 độ C.
  • Cách thứ 2 là ngay khi vừa mới đem ra ngoài tủ lạnh, các mẹ ngâm với nước bình thường khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), sau đó các mẹ ngâm tiếp với nước ấm khoảng 5 phút (thay 2 lần nước), cuối cùng các mẹ ngâm với nước 40 độ C khoảng 5 phút (cũng thay 2 lần nước). Như vậy là sau 15 phút, con các mẹ sẽ có sữa ăn ngay chứ không phải chờ đợi quá lâu.
  • Không làm tan sữa nhanh bằng bất kể cách nào, bởi lẽ việc thay đổi nhiệt độ sữa một cách quá nhanh và đột ngột sẽ làm cho sữa mẹ mất dần đi những dưỡng chất và kháng thể quan trọng.
  • Sữa mẹ để ngăn mát một khi đã hâm nóng cần cho bé uống ngay. Nên chỉ hâm đủ cho bé ăn 1 lần. Nếu bé ăn còn thừa thì cũng bỏ đi. Không hâm lại hay bảo quản lại trong tủ lạnh.