Phụ nữ sau sinh ăn gì để tốt cho sức khỏe của mẹ và bé? Sau sinh, cơ thể người mẹ rất yếu cả về thể chất và tinh thần. Nếu không được chăm sóc đầy đủ thì rất dễ bị các bệnh hậu sản. Nhiều người lần đầu làm mẹ luôn băn khoăn sau sinh nên ăn gì hoặc sau sinh không nên ăn gì để vừa có nhiều sữa cho con bú, lại vừa đủ năng lượng để chăm bé cả ngày.
Cùng Cafe sức khỏe tìm hiểu ngay nhé!
Phụ nữ sau sinh ăn gì tốt cho sức khỏe của mẹ và bé?
Tại sao dinh dưỡng sau sinh lại quan trọng đến vậy? Cơ thể người mẹ sau sinh gần như đã cạn kiệt năng lượng bởi quá trình mang thai trước đó, người mẹ đã dồn hết dinh dưỡng cho thai nhi. Cách bạn bồi bổ cơ thể trong thời kỳ sau sinh rất quan trọng, không chỉ đối với sức khoẻ của chính bạn mà còn đối với cả bé nếu đang trong thời kỳ cho con bú. Một số lợi ích rõ rệt của chế độ dinh dưỡng đối với cả mẹ và bé:
- Giúp sản phụ nhanh phục hồi: Một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng với đầy đủ carbs phức tạp, chất xơ, chất béo lành mạnh và protein, cùng với lượng nước đầy đủ, có thể giúp chữa lành cơ thể của sản phụ. Một kế hoạch ăn uống lành mạnh sau sinh là cách để ngăn chặn tình trạng loãng xương, bổ sung lượng sắt dự trữ, ngăn ngừa bệnh trĩ và một số loại bệnh khác.
- Đảm bảo nguồn sữa: Dinh dưỡng cần thiết có trong sữa mẹ hầu hết đều được tổng hợp từ những thực phẩm mà mẹ nạp vào cơ thể thông qua quá trình hấp thụ và chuyển hoá năng lượng. Khi cơ thể mẹ có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, sẽ đảm bảo lượng sữa đủ cho nhu cầu của bé.
- Hỗ trợ sức khoẻ tổng thể: Một chế độ ăn uống cân bằng có thể hỗ trợ và đảm bảo năng lượng cho mẹ mỗi khi bận rộn. Vì vậy, việc phụ nữ sau sinh nên ăn gì là rất quan trọng.
Mẹ sau sinh nên ăn gì?
Cá hồi
Cá hồi là món ăn đầy chất dinh dưỡng, phù hợp cho những bà mẹ sau sinh. Ngoài các chất béo lành mạnh, lượng DHA có trong cá hồi cũng hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh của bé và giúp cải thiện tâm trạng của người mẹ.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), mẹ sau sinh cần khoảng 330g cá hồi mỗi tuần. Tuy là một loại thực phẩm rất tốt, cá hồi vẫn có một lượng thủy ngân nhất định không tốt cho bé. Vì thế, mẹ sau sinh cần hạn chế tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này.
Thịt bò
Khi làm mẹ, bạn phải chăm sóc em bé rất vất vả nên hãy cung cấp năng lượng cho bản thân bằng các thực phẩm giàu chất sắt như thịt bò. Sắt trong thịt bò có thể giúp bạn duy trì mức năng lượng. Khi đủ năng lượng, bạn mới đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con.
Ngoài sắt, các bà mẹ đang cho con bú cần bổ sung protein và vitamin B12. Thịt bò là một nguồn cung cấp cả hai dưỡng chất trên rất dồi dào nên đây là thức ăn cho mẹ sau sinh đáng tham khảo. Tuy nhiên, bạn nên lựa những miếng thịt bò nhiều nạc để hạn chế nạp chất béo vào cơ thể.
Đọc thêm:
Sản phẩm từ sữa ít béo
Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa chua hay phô mai rất quan trọng khi bạn vừa sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa cung cấp một lượng vitamin D giúp xương của mẹ và bé khỏe hơn. Ngoài ra, các thực phẩm này còn cung cấp protein, vitamin B và canxi rất tốt.
Khi mang thai và cho con bú, người mẹ cần rất nhiều canxi để giúp xương của bé phát triển tốt nên trong thực đơn sau sinh không thể thiếu những sản phẩm từ sữa. Việc bổ sung canxi để đáp ứng nhu cầu của chính bạn và con là rất quan trọng, trung bình 1000mg/ngày.
Chân giò heo
Đây được biết đến là thực phẩm lợi sữa “kinh điển” trong bộ thực đơn giúp mẹ sau sinh nhiều sữa. Hầu như mẹ sau sinh nào cũng từng ăn món móng giò hầm. Món ăn này chứa nhiều chất dinh dưỡng (protein, lipid….) giúp mẹ hồi phục tốt và sữa nhiều hơn. Tuy nhiên, cần ăn ở mức phù hợp vì móng giò cũng chứa nhiều chất béo, mỡ.
Rau củ quả và các loại trái cây
Ngoài các vitamin và khoáng chất giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, lượng chất xơ trong rau củ quả cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra, rau củ còn là nguồn canxi, vitamin C, sắt và chất chống oxy hóa có lợi cho tim. Mẹ sau sinh nên ăn các loại rau xanh như cải bó xôi, cải cầu vồng và súp lơ xanh vì chúng chứa nhiều vitamin A.
Bên cạnh đó, mẹ có thể hấp thụ dinh dưỡng từ những loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng,… đặc biệt là những loại đậu tối màu như đậu đen hay đậu thận. Đây là loại thực phẩm có lượng sắt và đạm thực vật dồi dào.
Phụ nữ sau sinh và đang cho con bú nên ăn ít nhất khoảng 150g trái cây hoặc nước trái cây mỗi ngày. Nhu cầu vitamin C của mẹ lúc này cao hơn so với khi mang thai nên cần bổ sung loại vitamin này bằng trái cây họ cam quýt.
Quả việt quất cũng là một lựa chọn rất thích hợp đáp ứng nhu cầu năng lượng của phụ nữ sau sinh. Loại quả mọng này vừa ngon lại chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể mẹ.
Các loại đậu
Mẹ sau sinh nên ăn các loại đậu. Trong đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ, đậu đen… chứa một chất hoạt động như estrogen, có tác dụng kích thích sự phát triển của tuyến vú. Chưa kể, chúng còn là nguồn cung cấp protein, canxi, vitamin B và chất xơ phong phú, góp phần củng cố hệ cơ xương, hệ tiêu hóa và tăng miễn dịch cho trẻ.
Những món phụ nữ sau sinh không nên ăn
Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng, các mẹ sau sinh cần tránh hoặc hạn chế một số món ăn sau đây để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và bé:
- Thực phẩm cay, nóng: Các món cay từ ớt, tiêu hoặc gia vị nồng có thể làm thay đổi mùi vị sữa mẹ, khiến bé khó chịu khi bú. Đồ cay cũng dễ gây kích ứng dạ dày và tiêu chảy ở mẹ sau sinh.
-
Thực phẩm chiên, rán, nhiều dầu mỡ: Những món ăn này không chỉ khó tiêu mà còn có thể gây tăng cân và làm cơ thể mẹ cảm thấy nặng nề, chậm phục hồi. Hạn chế các món như khoai tây chiên, gà rán hoặc các thực phẩm chiên ngập dầu.
-
Hải sản sống hoặc chưa chế biến kỹ: Sushi, hàu sống hoặc gỏi hải sản tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và gây dị ứng. Mẹ sau sinh nên tránh những món này để bảo vệ hệ tiêu hóa yếu sau sinh và tránh lây nhiễm cho bé qua sữa.
-
Caffeine và đồ uống kích thích: Cà phê, trà đậm hoặc nước tăng lực chứa nhiều caffeine có thể khiến mẹ khó ngủ, mệt mỏi và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé. Tránh tiêu thụ các loại thức uống có gas hoặc rượu bia vì chúng không tốt cho sức khỏe tổng thể của cả mẹ và bé.
-
Thực phẩm gây dị ứng: Một số món ăn như đậu phộng, hải sản hoặc trứng có thể gây dị ứng nếu mẹ hoặc bé có cơ địa nhạy cảm. Nên thử từng món mới với lượng nhỏ để quan sát phản ứng của bé.
-
Thực phẩm tái, sống: Các món như thịt tái, gỏi bò, tiết canh… rất dễ mang vi khuẩn, ký sinh trùng, gây hại cho sức khỏe của mẹ. Việc cẩn thận trong chế độ ăn không chỉ giúp mẹ sau sinh hồi phục nhanh mà còn đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu trong giai đoạn quan trọng này.