Peel da trị thâm là gì? Hiệu quả của peel da có tốt không? Thời gian gần đây, Peel da đã trở thành một xu hướng làm đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Peel da trị thâm, trị mụn và khắc phục những vấn đề khác của da như sạm nám, nếp nhăn,… Vậy phương pháp peel da thực chất là gì? Hiệu quả của peel da như thế nào? Trong bài viết này, cafesuckhoe sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến Peel da cũng như hướng dẫn chăm sóc da sau khi peel da trị thâm.
Những nhận định về phương pháp Peel da được truyền miệng rộng rãi
Peel da mặc dù là phương pháp làm đẹp đang rất được ưa chuộng nhưng rất nhiều người vẫn chưa biết chính xác phương pháp này là gì, quá trình thực hiện như thế nào. Sau đây là một số nhận định được truyền tai nhau về phương pháp peel da:
- Peel da là một quá trình lột da.
- Peel da khiến da bị mỏng.
- Peel da tương tự da bị phỏng.
- Peel da sẽ khiến da trở nên nhạy cảm và dễ kích ứng.
- Peel da là lột da như da rắn.
- Peel da chính là quá trình thay da.
Để kết luận những nhận định này là đúng hay sai, điều quan trọng nhất là bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về Peel da. Phần sau của bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.
Peel da trị thâm là gì? Peel da có bao nhiêu loại?
Peel da trị thâm mụn là phương pháp sử dụng hóa chất với nồng độ phù hợp để tác động lên da giúp loại bỏ tế bào chết cùng lớp da cũ tồn tại nhiều vết thâm mụn để thay để bằng một lớp da mới tươi tắn, khỏe mạnh hơn. Hóa chất sử dụng để peel da phải được FDA kiểm định nghiêm ngặt và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Peel da được chia làm 3 loại, phù hợp với tình trạng da cũng như tế bào da của mỗi người.
Peel da bề mặt
Peel da bề mặt là peel da cấp độ thấp nhất chỉ tác động đến lớp biểu bì ngoài cùng của da. Peel da trị thâm tác động lên bề mặt chỉ áp dụng cho trường hợp thâm nhẹ và là lần đầu thực hiện phương pháp peel da hoặc những ai có làn da mỏng, nhạy cảm.
Peel da bề mặt có tác dụng cải thiện vùng da sậm màu, phục hồi những tổn thương da do tác động của ánh nắng, môi trường và hóa chất, giúp làm da mềm mịn, đều màu hơn.
Peel lớp trung bì
Peel lớp trung bì tác động sâu hơn vào da, giúp loại bỏ lớp da già cỗi, làm mờ vết thâm nám và nếp nhăn, se khít lỗ chân lông, giúp da trở nên căng bóng, mịn mượt hơn. Peel da trị thâm tác động vào lớp da trung bì áp dụng cho những làn da có mức độ lão hóa nhẹ và da phải đủ khỏe để thực hiện tái tạo bề mặt.
Peel da hóa học chuyên sâu
Peel da hóa học chuyên sâu tác động đến lớp hạ bì của da, có tác dụng cải thiện sẹo thâm, vết nám lâu năm, cải thiện lớp nhăn sâu và điều trị mụn. Peel da trị thâm chuyên sâu áp dụng cho trường hợp da bị lão hóa nặng, chịu được mài mòn cao hoặc khách hàng cần tìm một giải pháp tái tạo bề mặt da tối đa.
Hiệu quả của peel da trị thâm?
Peel da trị thâm giúp hình thành một lớp da mới tươi trẻ, khỏe mạnh hơn. Lúc này, lớp tế bào sừng trên da không còn nên những dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da sẽ dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong da, giúp nuôi dưỡng da hiệu quả. Ngoài ra, với trường hợp peel da ở cấp độ sâu còn giúp loại bỏ mụn, nám, sẹo thâm và nếp nhăn trên da.
Lưu ý chăm sóc da sau khi peel da trị thâm
- Làm sạch da nhẹ nhàng và đúng cách
Sau khi thực hiện peel da trị thâm khoảng vài giờ, làn da có thể sẽ ửng đỏ, khô căng và có cảm giác rát nhẹ. Vì thế, từ 4-6 tiếng sau khi peel da, bạn không nên rửa mặt với sữa rửa mặt để tránh da trở nên khô hơn. Tốt nhất, bạn hãy cố gắng để da tránh bụi bẩn, vi khuẩn tối đa.
Trong ngày đầu tiên tiên thực hiện peel da, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% để làm sạch da nhẹ nhàng. Bạn có thể dùng bông tẩy trang thấm đều nước muối sinh lý để lau khắp mặt rồi rửa lại với nước. Nước muối sinh lý vừa giúp làm sạch bụi bẩn vừa giúp kháng khuẩn.
Trường hợp da bị bám bụi quá nhiều, bạn có thể dùng nước tẩy trang có công thức dịu nhẹ, lành tính để lau sạch da và rửa lại với nước sạch.
- Cấp ẩm và phục hồi da
Như đã nói ở trên, sau khi peel da trị thâm, bề mặt da thường bị khô căng. Để khắc phục, bạn nên bổ sung thành phần cấp ẩm cho da. Đây là thời điểm lý tưởng giúp da dễ dàng hấp thụ dưỡng chất để phục hồi và tái tạo. Bạn có thể sử dụng kem dưỡng hoặc serum dưỡng ẩm sau khi thực hiện Peel da 1-3 ngày. Sản phẩm cấp ẩm cho da nên có những thành phần sau:
– Hyaluronic Acid: Thành phần này có tác dụng hút ẩm, giữ nước cho da hiệu quả, từ đó làm giảm tình trạng khô ráp và giúp da ẩm mịn, căng mọng. Ngoài ra, Hyaluronic Acid còn có vai trò kích thích sản sinh collagen và elastin, tăng độ đàn hồi cho da, làm mờ nếp nhăn, ngăn ngừa chảy xệ. Một số thành phần khác như Lactic Acid, Glycerin, Sorbitol,… cũng có tác dụng tương tự.
– Panthenol (vitamin B5): Đây là thành phần dưỡng ẩm, phục hồi da sau khi thực hiện peel da trị thâm. Panthenol kích thích tái tạo cấu trúc tế bào da, tăng cường sản sinh tế bào da mới. Ngoài ra, thành phần này còn có tác dụng kháng viêm, giảm kích ứng sau khi peel da.
– Ceramides: Đây là một loại lipid cấu tạo lớp màng sinh học học trên da, giúp duy trì độ ẩm, bảo vệ da, chống lại những tác động của môi trường. Vì thế, bổ sung ceramides cũng là một cách để dưỡng ẩm da, giảm tình trạng khô rát, bong tróc da.
– Peptides: Peptides ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất collagen, tái sinh biểu bì, duy trì độ đàn hồi cho da, phục hồi vùng da bị tổn thương.
- Tránh nắng và chống nắng
Peel da trị thâm loại bỏ lớp tế bào chết bên ngoài để thay thế bằng một lớp da mới. Lớp da này rất nhạy cảm, cần thời gian để phục hồi và cần được nuôi dưỡng để khỏe mạnh hơn. Vì thế, bạn cần bảo vệ da tránh tác động của ánh nắng vì ánh nắng sẽ khiến da bị sạm, nám. Để tránh da tiếp xúc với ánh nắng, khi đi ra ngoài bạn cần đội mũ rộng vành, kết hợp khẩu trang, kính râm,… Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và PA +++.
Các câu hỏi thường gặp về peel da trị thâm
Peel da trị thâm có giống tẩy tế bào chết không?
Điểm chung của peel da trị thâm và tẩy tế bào chết là đều giúp loại bỏ tế bào sừng trên da, làm sạch bụi bẩn, làm thông thoáng lỗ chân lông, giúp da sạch sáng, ngăn ngừa mụn. Tuy nhiên, điểm khác nhau là peel da sử dụng acid nồng độ mạnh để tác động sâu vào da, các tế bào bị sừng hóa sẽ được lấy đi, thay thế da cũ bằng da mới khỏe mạnh hơn. Trong khi đó, tẩy tế bào chết chỉ tác động lên bề mặt da.
Tẩy tế bào chết có thể thực hiện 1-2 lần/tuần, tuy nhiên peel da chỉ nên thực hiện 2-3 tuần/lần và cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ để tránh những tổn thương da.
Peel da có đau không?
Peel da trị thâm khiến nhiều người cảm thấy lo lắng trước khi thực hiện vì không biết có đau hay không. Thực tế, với những trường hợp peel da nông, trong quá trình thực hiện bạn sẽ có cảm giác hơi châm chích, ngứa đỏ da, hơi căng tức, nóng rát. Triệu chứng cụ thể sẽ tùy vào cơ địa mỗi người. Với những trường hợp peel da trung bình và sâu thì sẽ có cảm giác đau.
Peel da làm nổi mụn có đúng không?
Khi thực hiện peel da, làn da có thể nổi mụn nhiều hơn, nguyên nhân là do da bạn có nhiều mụn ẩn nên sau khi Peel sẽ xảy ra hiện tượng đẩy mụn. Tuy nhiên, sự thật thì peel da không làm nổi mụn mà là kích thích mụn gom cồi, đẩy mụn trồi lên. Hiện tượng này hoàn toàn khác với dị ứng gây mụn. Khi cồi mụn chín, nhân mụn có thẻ dễ dàng lấy đi nhờ quá trình làm sạch da hoặc bạn cũng có thể đến cơ sở thẩm mỹ để được lấy mụn Y khoa.
Peel da trị thâm là giải pháp tuyệt vời mà bạn nên thử nếu muốn có được làn da sáng mịn, trẻ trung. Hy vọng, những thông tin bài viết vừa chia sẽ ở trên có thể giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến peel da. Bạn cũng đừng quên lưu ngay những bí quyết chăm sóc da sau khi peel da để có được làn da như mong muốn.