Cách test kem chống nắng dưới uv camera.Kem chống nắng không chỉ có tác dụng giữ da không bị cháy nắng, mà còn có tác dụng phòng chống ung thư da.
Với nhiều chị em thì kem chống nắng là thứ không thể thiếu trong túi đồ ngày hè. Tuy nhiên việc thoa kem chống nắng thế nào cho đúng, cho đủ là điều không phải ai cũng thực hiện đúng. Nếu thoa không đều và có vùng bỏ xót, rất có thể sẽ khiến da của chúng ta trở nên loang lổ vì cháy nắng.
Trước nhu cầu đó cũng như nhờ sự phát triển của công nghệ, 2 chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ da đã tạo nên một sản phẩm hỗ trợ việc này, đó là chiếc camera Sunscreenr, có khả năng kiểm tra vùng cơ thể đã được thoa kem chống nắng hay chưa.
Sử dụng tia cực tím (UV) kết hợp với công nghệ tái tạo hình ảnh, chiếc camera Sunscreenr sẽ hiển thị những vùng da được thoa kem trở thành màu đen. Đây là cách dễ dàng nhất để phát hiện bạn đã thoa kem kín hay chưa. Hãy cùng cafesuckhoe tìm hiểu test kem chống nắng dưới uv camera qua bài viết dưới đây:
UV Camera – kiểm tra lượng kem chống nắng thoa lên da – Cách test kem chống nắng dưới uv camera – uv camera test kem chống nắng
1. Nguyên lý của UV CAMERA
Nguyên lý hoạt động của các Camera nói chung là các cảm biến đón nhận ánh sáng phản chiếu từ môi trường trở lại ống kính.
Cái này chúng ta được học vật lý từ nhỏ rồi: nếu chiếc Áo của bạn màu Xanh lá cây thì có nghĩa là nó hấp thu hầu hết tất cả ánh sáng các màu khác, phản xạ lại ánh sáng màu Xanh lá cây, ánh sáng này truyền vào mắt ta để ta thấy được màu sắc Xanh lá cây.
UV Camera cũng vậy, tuy nhiên thay vì đón nhận các loại ánh sáng nhìn thấy thì nó được thiết kế ra để chỉ đón nhận tia UV.
Cũng vì lý do này mà người ta cần 1 nguồn cấp tia UV (đèn UV hay nguồn cấp miễn phí như mặt trời chẳng hạn :P) để chiếu lên vật cần chụp (cái này Chun sẽ nói bên dưới), sau đó tia UV sẽ phản xạ lại ống kính truyền vào cảm biến chuyển thành hình ảnh hiển thị.
Điều này dẫn đến lượng tia UV phản xạ lại giúp hiển thị màu sắc của kem chống nắng trên màn hình điện thoại cho biết ta đang sử dụng loại kem chống nắng gì, bôi nhiều hay ít.
- Bạn dùng KCN hoá học => từ nguồn phát tia UV, tia UV phóng ra tới mặt ta gặp KCN => KCN hấp thu tia UV => không có tia UV phản xạ lại UV Camera => Cảm biến ghi nhận lại và hiển thị trên màn hình MÀU ĐEN ở các vùng thoa KCN
- Bạn dùng KCN vật lý => tác dụng phản xạ tia UV => khi gặp KCN tia UV phản xạ lại UV Camera => Cảm biến ghi nhận lại và hiển thị trên màn hình MÀU TRẮNG ở các vùng thoa KCN
- KCN cả hoá học và vật lý => hiển thị màu ghi.
Chúng ta chỉ cần thấy thoa KCN và trên màn hình thể hiện những vùng màu “ĐEN, TRẮNG, hoặc XÁM” khác biệt với các vùng da không bôi, thay vì mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được thì cũng tiện cho việc theo dõi rồi.
Một điểm nữa là khi thoa KCN càng dày, màu sắc hiển thị độ che phủ sẽ càng đậm nha các bạn. Theo thời gian KCN trôi đi, màu sắc hiển thị nhạt đi thấy rõ luôn và đó là lúc phải thoa lại.
2. Các loại UV Camera thường gặp
Trên thị trường có nhiều dòng UV Camera: nổi bật là Nurugo SmartUV kết nối với điện thoại, tiếp theo là Sunscreenr.
Đa dạng hơn là các sản phẩm máy cơ UV Camera chuyên nghiệp chuyên chụp ảnh UV cho các nhiếp ảnh gia hay nhà khoa học (chụp hoa lá cảnh vật côn trùng, kiểm tra sự hư hại của hiện vật trong khảo cổ học …). Thường gặp nhất với các bạn mê Skincare là UV Camera trong các máy soi da tại phòng khám (để kiểm tra tổn thương ánh nắng/photodamage).
UV Camera | Sunscreenr | Nurugo Smart UV |
Gía | 94-109$ | 290$ (Lựa chọn + Đèn UV A: 50$) |
Độ nét | Nhoè | Nét |
Chức năng | Chụp/Quay phim UV | Chụp/Quay phim UV/So sánh với Camera thường |
Phần mềm | Sunscreenr (Android) | Nurugo SmartUV (Android) |
Sử dụng | Chỉ ngoài trời, yêu cầu KCN SPF>15 | Có thể dùng trong nhà khi mua đèn UV A (350-390 nm) |
Nguồn điện | Lấy từ điện thoại khi cắm trực tiếp | Sạc bên ngoài, cần sạc lại khi hết pin |
3. UV Camera Sunscreenr
Sunscreenr là sản phẩm nhỏ gọn và tiện lợi để đem theo và tiện ở chỗ không cần sạc pin để có thể hoạt động. Nhà SX khi gọi vốn thì nói rằng nó chống nước, đến khi bán thì chẳng đả động gì đến khả năng chống nước của em nó cả. May mà dự án này không chuyên nghiệp nhưng vẫn có sản phẩm thật chứ không đến nỗi scam ^^
Camera có thiết kế bằng silicone liền mạch và không thấm nước, tác dụng chống nước này có ích khi bạn từ dưới nước lên bờ tay còn ướt vẫn có thể yên tâm sử dụng Camera mà không lo nước vô hay hơi ẩm làm hỏng nó. (Tuy nhiên điện thoại + dây nối lằng nhằng giữa nó và Camera không đảm bảo về việc đem cả Camera và điện thoại xuống dùng dưới môi trường nước như biển hay bể bơi như các sản phẩm có khả năng “chống nước” khác)
3. Sử dụng Sunscreenr – UV Camera – test kem chống nắng dưới uv camera
Việc sử dụng Sunscreenr cực kỳ đơn giản, đầu tiên các bạn tải app Sunscreenr từ kho ứng dụng dành cho máy Android
Tiếp theo chúng ta kết nối Camera vào điện thoại và mở ứng dụng.
Ngay lập tức có thể theo dõi xem lượng kem chống nắng chúng ta đã thoa đủ hay chưa.
Sunscreen hiển thị rất rõ các khu vực đã thoa kem chống nắng hay chưa và “nhắc” chúng ta nếu chúng ta bỏ sót khu vực nào cũng như thoa quá quá ít kem chống nắng hay kem chống nắng bị trôi (màu sắc hiển thị nhạt hơn lúc bôi đầy đủ)
Sự tương phản khá tốt khi thoa kem chống nắng hoặc không.
UV Camera là một sản phẩm tốt, đột phá và đáng mua nó có giá trị để test hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể, sau đó ta rút kinh nghiệm và cứ như vậy áp dụng thay vì cứ lôi ra lôi vào mang theo người…