Rất nhiều người đang mắc trào ngược dạ dày thực quản cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi điều trị mãi không khỏi, bệnh tái phát và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh thường gặp trong số các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Đa phần bệnh nhân chỉ đến khám khi đã chịu đựng hoặc tự dùng thuốc trong một thời gian dài. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu kỹ hơn nhé!
Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hay gọi là trào ngược dạ dày là một bệnh lý về đường tiêu hóa rất phổ biến tại Việt Nam. Ở người bình thường, sau khi thức ăn được đưa vào miệng và xuống đến thực quản, các cơ thắt thực quản giãn ra để cho thức ăn cùng các chất lỏng đi vào dạ dày rồi lại đóng lại. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày sẽ gặp tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên phần thực quản (đây là phần ống nối từ miệng đến dạ dày), khiến cho lớp niêm mạc thực quản bị kích thích và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu.
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Giống như nhiều những căn bệnh khác, trào ngược dạ dày cũng có những triệu chứng nhất định để người bệnh có thể sớm phát hiện vấn đề của mình. Vậy cụ thể, các triệu chứng mà người bệnh sẽ gặp phải bao gồm những gì?
Triệu chứng ở hơi, ợ nóng, ở chua
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh bị trào ngược dạ dày gặp phải chính là các hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua. Các hiện tượng ợ này xảy ra sau khi người bệnh ăn no, đầy bụng khó tiêu. Thậm chí khi nằm ngủ các cơn ợ nóng, ợ chua cũng có thể xảy ra, nhất là vào ban đêm thì tần suất càng lớn hơn. Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày này xảy ra khiến cho khu vực thực quản trở nên nóng rát, để lại vị chua trong miệng và khó chịu vùng cổ họng.
Hiện tượng buồn nôn
Nôn và buồn nôn cũng là những triệu chứng điển hình của người bị trào ngược dạ dày. Hiện tượng này xảy ra khi dịch vị và thức ăn trào ngược lên thực quản, hàm lượng axit trong dịch vụ sẽ kích thích cổ họng gây nên cảm giác buồn nôn khó chịu. Triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày này có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Tuy nhiên khi vào ban đêm, lúc này tư thế nằm ngang dễ khiến trào ngược xảy ra thì cảm giác buồn nôn sẽ cao hơn.
Đau tức ngực thượng vị
Khi bị trào ngược dạ dày, người bệnh cũng xuất hiện triệu chứng đau tức ngực thường vị. Hiện tượng này xảy ra là do axit có trong dịch vị khi trào ngược lên sẽ tạo ra kích thích vào các đầu mút sợi thần kinh trong niêm mạc của thực quản. Từ đó cảm giác đau sẽ được sinh ra và khiến bạn cảm thấy đau tức ngực.
Nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản
Cho đến nay người ta cũng chưa biết rõ nguyên nhân của bệnh. Các nguyên nhân hay đúng hơn là các yếu tố nguy cơ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Sự bất thường cơ thắt thực quản dưới( yếu hay giãn ra ).
- Nhu động thực quản quá yếu.
- Giải phẩu thực quản: thực quản quá ngắn, u thực quản, thoát vị hoành.
- Yếu tố gene di truyền.
- Tăng áp lực trong ổ bụng: béo phì, cổ trướng, phụ nữ có thai.
- Do tăng áp lực trong dạ dày và ứ đọng thức ăn.
- Do dùng thuốc non steroid, steroid.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori.
- Ăn uống nhiều bia, rượu, nước có ga.
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
Việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản sẽ tùy theo mức độ của bệnh. Phần lớn các trường hợp nhẹ, mới xuất hiện chỉ cần thay đổi lối sống và chế độ ăn uống, bệnh cũng có thể được cải thiện (bỏ thuốc lá, bỏ bia rượu, giảm cân, giảm stress…). Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, chẩn đoán và liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh nếu bệnh kéo dài. Những nhóm thuốc chính bác sĩ thương kê đơn cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản là: PPI làm giảm axit trong dạ dày và một số thuốc chống trào ngược. Các phương pháp khác có thể áp dụng với trào ngược dạ dày nặng và kéo dài như phẫu thuật: Bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn cho bạn phương pháp phẫu thuật phù hợp.
Điều trị tại nhà đúng cách:
Bệnh nhân cần thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ; giảm chênh lệch áp lực bụng – thực quản bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, không mặc quần áo chật, tránh béo phì…; ăn giảm chất béo, tránh ăn sôcôla, tỏi, mỡ, rượu, bia, gia vị cay, cà ri. Đồ uống có pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng triệu chứng, thuốc lá làm năng thêm trào ngược và có nguy cơ gây ung thư.
Không nên uống các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt dưới như: theophylline, thuốc chẹn bêta, chẹn alpha, ức chế calci, các dẫn chất nitré, các thuốc chống tiết cholin, chống parkinson, thuốc an thần. Tránh dùng aspirin, các thuốc giảm đau không steroid khác vì thường làm nặng thêm viêm thực quản.