Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư các bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác mà mới đây, một nghiên cứu được các nhà khoa học và các bác sĩ chỉ ra rằng hút thuốc có thể gia tăng nguy cơ bị điếc.
Cụ thể như sau: Các bác sĩ của bệnh viên tai mũi họng dù chưa có con số thống kê chính xác nhưng trong 1,2 năm trở lại đây tỉ lệ các bệnh nhân bị điếc đến khám và điều trị xác nhận có đến 70% thường xuyên hút thuốc, hoặc có tiếp xúc với khói thuốc lá hay còn gọi là hút thuốc lá thụ động.
Còn ở Nhật Bản, có hơn 50100 người tuổi từ 24-64 đã được khảo sát và đo thính đồ như chương trình khám sức khỏe định kỳ theo luật tất cả thành viên đều không bị điếc lúc đầu nghiên cứu, sau 8 năm theo dõi thì kết quả như sau: so với những người không bao giờ hút thuốc thì điếc tần số cao đều được ghi nhận ở những người hút từ 1- 10 điếu thuốc lá mỗi ngày nguy cơ gia tăng 40%, người hút 11- 20 điếu mỗi ngày nguy cơ gia tăng 60%, còn hơn 20 điếu/ ngày nguy cơ tăng 70%.
Nguy cơ điếc giảm nhiều trong số những người bỏ hút thuốc nội trong 5 năm kể từ lúc đầu nghiên cứu so với những người đang hút thuốc.
Hút thuốc lá trực tiếp hay thụ động đều có thể gây tác động lớn đến thính lực theo một số nghiên cứu.
Một nghiên cứu đăng trên tạp chí JAMA vào tháng 1/2022 cho thấy, mối liên hệ giữa hút thuốc thường xuyên và các vấn đề về thính giác. Nghiên cứu này xem xét các trường hợp mất thính lực trong hơn 30 năm giữa ba nhóm: người chưa bao giờ hoặc từng hút thuốc, người bỏ thuốc lá trong thời gian nghiên cứu và người vẫn hút thuốc trong thời gian nghiên cứu.
Qua các bài kiểm tra thính giác, nhóm vẫn hút thuốc lá phản ứng kém với âm thanh so với hai nhóm còn lại. Những người hút thuốc lá thụ động có nguy cơ mất thính giác cao gấp hai lần so với người không hoặc ít tiếp xúc với khói thuốc lá.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, hút thuốc lá thụ động gây ra nhiều vấn đề sức khỏe ở trẻ sơ sinh và trẻ em. Một số tình trạng thường gặp như hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm tai giữa và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh… Trong một số trường hợp, nhiễm trùng tai ở trẻ có thể dẫn đến mất thính giác.
Hút thuốc lá làm suy yếu hệ thống miễn dịch, gây tổn thương lên các mô trong mũi và cổ họng khiến chúng dễ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến tai.
Chất nicotine và carbon monoxide có trong thuốc lá và khói thuốc đều làm giảm nồng độ oxy trong máu. Điều này làm co mạch máu trên toàn cơ thể gồm cả những mạch máu ở tai trong chịu trách nhiệm duy trì sức khỏe của tế bào tóc. Chất này còn có thể can thiệp vào chất dẫn truyền thần kinh trong dây thần kinh chịu trách nhiệm giúp não nhận biết âm thanh đang nghe, giải phóng các gốc tự do có thể làm hỏng DNA và gây bệnh. Điều này khiến người hút thuốc lá chủ động và thụ động nhạy cảm với tiếng ồn lớn dẫn đến dễ mất thính lực.