Khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao ? Nổi mề đay ở trẻ em không phải là hiện tượng hiếm gặp. Khá nhiều tác nhân có thể gây ra tình trạng này như dị ứng, nhiễm khuẩn da hay do côn trùng cắn,… Nếu phụ huynh không có biện pháp xử trí cho bé kịp thời thì cảm giác ngứa ngáy, khó chịu sẽ ngày càng tăng, tệ hơn là trẻ quấy khóc, bỏ ăn. Hãy cùng cafesuckhoe tìm hiểu cách xử lý khi trẻ bị dị ứng mẩn ngứa.
1. Loại bỏ sớm nhất các yếu tố nguy cơ
Thông thường tình trạng nổi mề đay ở trẻ em luôn bắt nguồn từ một nguyên nhân nào đó. Nếu phụ huynh phát hiện bé đang có dấu hiệu nổi mề đay thì việc đầu tiên cần làm là khoanh vùng nhóm các yếu tố nguy cơ. Ở đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các tác nhân có khả năng cao gây ra nổi mề đay bao gồm:
-
Dị ứng sữa, thức ăn.
-
Dị ứng phấn hoa.
-
Do bị côn trùng cắn, chích hoặc bám vào người.
-
Da đang bị nhiễm vi khuẩn, các loại nấm hoặc virus.
-
Tiếp xúc trực tiếp lâu với ánh nắng mặt trời.
-
Do dị ứng hoặc sử dụng một số loại thuốc gây kích ứng,…
Phụ huynh nên căn cứ vào nguyên nhân gây nổi mề đay mà xem xét để trẻ hạn chế tiếp xúc trước các tác nhân gây ra. Cách này sẽ giúp da của bé sớm bình ổn hơn và dần chuyển sang giai đoạn hồi phục.
uy nhiên, riêng với trường hợp nổi mề đay do dị ứng hoặc nghi ngờ do sử dụng thuốc, cha mẹ cần kiểm tra và theo dõi trẻ tại bệnh viện, không được tự ý theo dõi tại nhà. Trong trường hợp không thấy mề đay có dấu hiệu thuyên giảm hoặc xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, chóng mặt, nổi mẩn đỏ toàn thân, quấy khóc hoặc li bì,… lúc này các bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý kịp thời.
2. Chườm lạnh
Tác động của nhiệt được đánh giá là có hiệu quả tích cực đối với chứng nổi mề đay ở trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu bị nổi mề đay, cha mẹ có thể tham khảo cách dùng khăn bông mềm bọc đá lạnh hoặc dùng các loại túi chườm chứa nước mát và chườm lên các vùng da mẩn ngứa. Thời gian chườm lạnh có thể duy trì trong khoảng 10 phút cho mỗi lần và lặp lại vài lần trong ngày nếu thấy cần thiết.
Lưu ý rằng làn da của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn tương đối mỏng manh, nhạy cảm. Phụ huynh nên kiểm tra kỹ nhiệt độ của khăn, túi chườm trước khi để các vật này tiếp xúc trực tiếp với da của bé. Ngoài ra tuyệt đối không nên áp các dụng cụ chườm lạnh này lên một vùng da quá lâu, hãy nhẹ nhàng, chậm rãi di chuyển chúng trên da của trẻ.
3. Để cơ thể trẻ được mát mẻ, thông thoáng – trẻ bị dị ứng mẩn ngứa phải làm sao
Chứng nổi mề đay ở trẻ em thường có dấu hiệu gia tăng, khó kiểm soát hơn nếu môi trường hoặc cơ thể giữ nhiệt độ ở mức cao. Bé càng cảm thấy nóng thì cơn ngứa cùng đồng thời càng khó chịu và rõ ràng. Vậy cha mẹ hãy giữ nhiệt độ phòng ở mức mát mẽ, có thể mở cửa sổ để không gian thoáng đãng, không khí lưu thông.
Ngoài ra, bé cần được thay các bộ đồ thoải mái, rộng rãi và thoáng mát. Chúng sẽ giúp làn da bé được thoáng khí hơn cũng như hạn chế sự cọ xát vào các nốt mề đay.
4. Hạn chế sử dụng các loại mỹ phẩm và xà bông cho trẻ
Thời điểm bé đang bị nổi mề đay là lúc làn da đặc biệt nhạy cảm, cần được chăm sóc đặc biệt. Một số phụ huynh đang có quan niệm rằng xà bông tắm tạo bọt hoặc mỹ phẩm sẽ hỗ trợ điều trị nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên trong tình trạng dị ứng, cần hạn chế sử dụng mỹ phẩm vì có thể gây kích ứng hơn.
Nhìn chung, trong thời gian bé đang nổi mề đay, hãy loại bỏ các loại mỹ phẩm và xà bông. Khi tắm nên ưu tiên sử dụng nước sạch và massage nhẹ nhàng bằng tay nhanh chóng, tránh trường hợp chà xát nhiều khiến các nốt mề đay bị tổn thương.
5. Sử dụng nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội là một trong những loại thực vật tác động tích cực nhất đến làn da. Chúng có tác dụng đối với hầu hết các trường hợp nổi mề đay ở trẻ em. Nguồn vitamin E dồi dào có trong loại thực phẩm này giúp giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Đặc tính kháng viêm tự nhiên từ nha đam cũng đặc biệt có ích trong trường hợp này.
Lưu ý, trước khi sử dụng nha đam để giải quyết tình trạng nổi mề đay ở trẻ em, phụ huynh nên thoa một lượng nhỏ nha đam giã nhuyễn lên vùng cổ tay của bé. Nếu sau khoảng nửa ngày bé không có phản ứng gì, làn da không có dấu hiệu dị ứng thì đồng nghĩa với việc nha đam an toàn dành cho bé.
6. Sử dụng thuốc chữa nổi mề đay ở trẻ em
Có nhiều trường hợp nổi mề đay ở trẻ em không tự biến mất được nếu chỉ sử dụng các biện pháp can thiệp an toàn tại nhà. Nếu sau 24 – 48 giờ kể từ lúc phát hiện bé bị nổi mề đay mà tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc đang chuyển biến nặng hơn thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Lúc này bác sĩ sẽ thăm khám đồng thời kê đơn một số loại thuốc trị nổi mề đay an toàn cho độ tuổi.
Phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không tự ý đến hiệu thuốc và mua thuốc nổi mề đay ở trẻ em. Việc uống thuốc bừa bãi không chỉ khiến bệnh trở nên khó kiểm soát, lâu khỏi hơn mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sức đề kháng của con. Tất cả mọi loại thuốc dùng cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ đều cần có sự chỉ định và hướng dẫn sử dụng trực tiếp bởi bác sĩ chuyên khoa đã thực hiện thăm khám chi tiết. Nếu muốn cho bé sử dụng loại thuốc nào đó phụ huynh cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để đảm bảo an toàn.