Nguyên nhân và cách chăm sóc khi mọc mụn

Theo nghiên cứu, mụn xuất hiện là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Mụn được biết đến là tình trạng da phổ biến ảnh hưởng đến thẩm mỹ ở nhiều người. Do vậy, hiểu được nguyên nhân gây ra mụn trứng cá sẽ giúp nâng cao hiệu quả việc chăm sóc da tổn thương bằng các biện pháp phù hợp và ngăn chặn được sự tái phát. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân và cách chăm sóc khi mọc mụn

Mụn là gì?

Mụn là một bệnh của da đặc biệt xuất hiện nhiều ở lứa tuổi từ 13-22 tuổi. Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. acnes). Thông thường, vi khuẩn P. acnes không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

Các nguyên nhân gây mụn từ bên trong

Hoormon thay đổi trong giai đoạn dậy thì hoặc đến kỳ kinh nguyệt sẽ khiến tuyến nhờn trên da phát triển mạnh, bề mặt da trở nên nhờn dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn sinh lý. Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân khiến mụn “ghé thăm”. Khói và bụi bẩn kết hợp với tính chất khí hậu nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam khiến bề mặt da trở nên nhạy cảm, dễ hình thành mụn dị ứng. Chế độ ăn uống nhiều chất kích thích (cà phê, rượu, thuốc lá…) và đồ cay nóng cũng sẽ làm tình trạng mụn trở nên tệ hơn. Stress khiến tinh thần và chất lượng cuộc sống giảm sút, kèm theo đó là sự ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe làn da. Căng thẳng góp phần làm tăng hoạt động tuyến bã nhờn, và hậu quả là mụn xuất hiện.

Các nguyên nhân gây mụn từ bên trong

Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng, yếu đi, vì thế mà gây mụn “phản vệ” trên da. Làn da bị mụn cần “chế độ chăm sóc” đặc biệt, nếu không giữ gìn đúng cách, có thể khiến mụn nặng hơn, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng, để lại những hậu quả như sẹo, rỗ. Di chứng do mụn sẽ khiến làn da thiếu thẩm mỹ, mất tự tin trong giao tiếp và công việc.

Nguyên nhân gây mụn bên ngoài

– Vi khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.

– Ánh nắng: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc phơi nắng quá nhiều cũng gây ra mụn.

– Môi trường, khí hậu: Môi trường ít bụi bẩn sẽ làm da đẹp hơn. Vào mùa hè nóng bức da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, da không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.

– Mỹ phẩm: Một số loại mỹ phẩm có thể làm cho tình trạng mụn của các chị nặng thêm. Không có sản phẩm nào đảm bảo 100% không gây ra mụn, vì chúng có thể tốt với người này nhưng lại kích ứng với người khác. Sữa rửa mặt, kem dưỡng da, dầu dưỡng da, mặt nạ chăm sóc, kem chống nắng v.v… đều có thể là nguyên nhân gây mụn.

Các chị có thể thấy đa số người nổi tiếng da mặt ít đẹp, vì công việc buộc họ phải tiếp xúc với mỹ phẩm thường xuyên. Nên bình thường, khi không có dịp nào quá đặc biệt thì các chị nên để mặt mộc cho da thở, da sẽ khỏe và đẹp hơn rất nhiều.

Phân biệt mụn ẩn và các loại mụn khác

Mụn là vấn đề da liễu hầu hết ai cũng gặp phải, trong đó mụn ẩn là một loại thường gặp. Cần phân biệt loại mụn này với mụn ẩn hay mụn đầu đen, mụn này không sưng, không viêm, không lộ đầu mụn vì nhân mụn nằm sâu trong nang lông. Các nốt mụn này chỉ nổi nhỏ li ti trên bề mặt da, thường mọc theo cụm thay vì lẻ tẻ trên toàn da mặt.Mụn ẩn sẽ khiến làn da của bạn sần sùi thấy rõ, nhất là khi sờ cảm nhận trực tiếp bằng tay. Hơn nữa, vùng da bị mụn ẩn thường thô ráp hơn do dưỡng chất nuôi da kém hơn, vùng dễ bị mụn ẩn nhất là hai bên má, trán và dưới cằm do chịu nhiều tác động từ yếu tố môi trường cũng như chăm sóc da không tốt.

Phân biệt mụn ẩn và các loại mụn khác

Các cấp độ của mụn:
 
– Mụn đầu trắng: thường nằm gọn trong lỗ chân lông, không nổi lên bề mặt làn da và được gọi là mụn cám.

– Mụn đầu đen: một phần nhân mụn nổi lên khỏi lỗ chân lông và được gọi là mụn trứng cá đầu đen.
 
Khi 2 loại mụn này bị tác động, cấu trúc bị thay đổi sẽ dẫn tới sự phát triển của rất nhiều loại thương tổn – lúc này, chúng có thể biến thành những nhọt đầy mủ.
 
Khi mụn đầu trắng bị “kéo” ra khỏi nang lông, nhọt sẽ hình thành. Chất dầu sẽ hóa rắn, các tế bào chết trong lỗ chân lông và vi khuẩn sẽ nhanh chóng tập hợp, tạo ra mụn mủ – viêm da. Nếu mụn mủ tiếp tục bị viêm, sẽ hình thành các mụn thể nang. Các thể nang này khi bị “phá vỡ” sẽ chỉ khỏi tạm thời (hình thành mụn mủ mới) hoặc trở thành sẹo vĩnh viễn.

Cách chăm sóc khi bị mụn

Mụn có nhiều loại, do vậy phương pháp trị mụn tùy vào từng loại mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số liệu pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả

Mức độ nhẹ

  • Có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt và thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để điều trị mụn vừa nổi lên. Các thành phần trong gel trị mụn bao gồm: benzoyl peroxide giúp làm khô mụn và tiêu diệt vi khuẩn, axit salicylic giúp tẩy tế bào chết trên da ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
  • Tình trạng mụn nếu không thuyên giảm cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bị mụn ở cấp độ vừa phải có thể dùng kem bôi theo toa, thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng hướng dẫn cách chăm sóc da và chỉ định các sản phẩm phù hợp…
Cách chăm sóc khi bị mụn

Tình trạng mụn nặng

  • Liệu pháp quang động (PDT): sử dụng thuốc và ánh sáng đặc biệt hoặc tia laser để giảm sản xuất dầu và vi khuẩn.
  • IPL trị liệu: sử dụng xung ánh sáng có cường độ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn P.acne, demodex.
  • Liệu pháp laser: có thể giúp cải thiện mức độ đỏ da trong trứng cá đỏ , sẹo mụn (tùy thuộc vào các loại laser khác nhau sẽ có các chỉ định khác nhau cho từng bệnh lý).
  • Mài da: giúp loại bỏ da chết và các lớp trên cùng của da mụn bằng bàn chải xoay, giúp trị sẹo mụn. Hiện nay phương pháp mài da ít được sử dụng hơn.
  • Thay da sinh học: phương giáp loại bỏ các lớp trên cùng của da để lộ lớp da bên dưới ít tổn thương hơn, giúp cải thiện tình trạng sẹo và mụn. Peel da và lăn kim có làm tế bào gốc hoặc PRP(huyết tương giàu tiểu cầu)
  • Tiêm thuốc cortisone: giúp giảm viêm và tăng tốc độ điều trị mụn. Cortisone thường được sử dụng để điều trị với mụn bọc hoặc mụn nốt nang.