Vị trí mụn trên khuôn mặt có sự liên quan nhất định đến các vấn đề sức khỏe, ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác trên cơ thể. Bạn đã từng tìm cách loại bỏ mụn trứng cá trong nhiều năm? Thực tế là bạn không thể thực sự thoát khỏi chúng nếu không tìm được nguyên nhân cốt lõi. Hãy nhìn vào những vùng nổi mụn, bạn sẽ phát hiện được ngay tác nhân gây mụn. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Mụn là gì? Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mụn
Mụn là bệnh về da thường gặp, xuất hiện ở mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, mông, bả vai… với nhiều nốt khác nhau như sưng tấy đỏ, bọc mủ, ngứa và đau. Nguyên nhân gây ra mụn chủ yếu do hoạt động của nội tiết tố, hoặc các tác nhân ngoại cảnh như nhiễm khuẩn, tắc nghẽn lỗ chân lông… Tùy vào biểu hiện trên da, mụn được chia ra nhiều loại khác nhau: mụn trứng cá thông thường, trứng cá đỏ, mụn ẩn, mụn bọc (mụn nốt nang), mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm…
Theo nghiên cứu, mụn xuất hiện là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung có thể kể đến hai yếu tố chính là nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông. Sự mất cân bằng nội tiết tố khiến cho tuyến bã ở da hoạt động thái quá làm tiết nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bít kín dẫn đến việc chất bã nhờn ứ đọng lại ở lỗ chân lông tạo thành nhân mụn (comedone). Khi nhân mụn thành hình và có quá nhiều bã nhờn làm cho lỗ chân lông bị bít kín sẽ sản sinh ra một loại vi khuẩn có tên là Propionibacterium acnes, dẫn đến viêm nhiễm da, hình thành mụn mủ, mụn bọc.
Mụn mọc ở lông mày
Những nốt mụn ở lông mày sẽ hình thành rất nhiều khi túi mật bị tổn thương và quá trình trao đổi chất trong cơ thể không diễn ra hiệu quả. Đây là khu vực rất nhạy cảm nên bạn sẽ cảm thấy rất đau nhức.
Cách điều trị:
- Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng.
- Bổ sung nhiều thực phẩm giàu dưỡng chất.
- Uống nhiều nước.
- Ngủ đủ giấc.
- Không sử dụng chất kích thích.
Mụn xung quanh chân tóc
Nếu bạn bị mụn xung quanh chân tóc và thái dương, có thể do bạn đã sử dụng một số sản phẩm chăm sóc tóc gây kích ứng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ với bất kỳ loại da nào. Các sản phẩm tóc có gốc dầu hoặc sáp lây ra vùng da quanh chân tóc. Chúng có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.
Cách điều trị:
Sử dụng các các sản phẩm có thành phần dịu nhẹ và tránh các thành phần nêu trên trong các sản phẩm chăm sóc tóc. Nó có thể giúp ngăn ngừa mụn hình thành xung quanh chân tóc.
- Ngăn không cho các sản phẩm tóc tiếp xúc với da mặt.
- Khi sử dụng keo xịt tóc hoặc dầu gội khô, hãy dùng tay hoặc khăn che chắn da.
- Dùng dầu gội làm sạch để làm sạch lỗ chân lông và loại bỏ các sản phẩm chăm sóc tóc.
- Vệ sinh tóc: Tóc không sạch có thể là nguyên nhân gây mụn ở vùng này.
Mụn mọc ở thái dương
Vùng thái dương tương ứng với thận và bàng quang. Nhiễm trùng hoặc viêm ở những khu vực này có thể tự biểu hiện bằng mụn trứng cá, vì vậy bạn sẽ muốn theo dõi mức độ tiêu thụ rượu của mình, ngoài các thực phẩm chế biến nhiều dầu mỡ. Nếu bạn vẫn thấy thái dương của mình nổi nhiều mụn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xem liệu có cần dùng thuốc chuyên sâu hơn hay không.
Cách điều trị:
- Không ăn nhiều thực phẩm đóng hộp và giàu chất béo.
- Hạn chế ăn những chế phẩm từ sữa.
- Uống nhiều nước.
- Bổ sung rau xanh và trái cây.
Mụn ở má
Da má là nơi phải tiếp xúc với rất nhiều loại vật dụng như: chăn, gối, cọ trang điểm, điện thoại,… Tất cả vật dụng ấy đều là nơi ẩn náu của nhiều loại vi khuẩn nên khi da tiếp xúc phải rất dễ bị nổi mụn. Ngoài ra, mụn ở má còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về gan, phổi, mật,…
Cách điều trị:
- Lau sạch điện thoại thông minh của bạn trước mỗi lần sử dụng.
- Không mang theo điện thoại vào phòng tắm.
- Không chạm tay lên mặt
- Đổi áo gối của bạn ít nhất một lần một tuần.
Mụn mọc xung quanh miệng
Mụn mọc xung quanh miệng là dấu hiệu chứng tỏ hệ tiêu hóa của bạn hoạt động rất kém. Ngoài ra, mụn cũng sẽ mọc nhiều hơn khi các cơ quan như ruột và gan bị suy yếu.
Cách điều trị:
- Hạn chế ăn thực phẩm đóng hộp.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh.
- Uống nhiều nước.