Sốt cao ở người lớn gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh và ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt. Đa phần sốt cho thấy sự hoạt động của hệ miễn dịch để chống lại những yếu tố gây bệnh nên được xếp vào nhóm phản ứng vô hại. Thông thường, tình trạng này sẽ chấm dứt sau khi điều trị đúng cách. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu nhé!
Tại sao cần phải hạ sốt nhanh?
Nhiệt độ cơ thể chúng ta có thể dao động từ 36,1 đến 37,2oC, tùy vào thể trạng mỗi người và thời gian hoạt động trong ngày. Thường thì nhóm người ở độ tuổi trẻ sẽ có thân nhiệt cao hơn người già. Trên thực tế, bạn cần biết cách hạ sốt nhanh trong các trường hợp sau đây:
-
Đo nhiệt độ thái dương hoặc khu vực trực tràng thấy trên 38 độ C.
-
Đo nhiệt độ trong khu vực miệng lớn hơn 37,8 độ C.
-
Đo nhiệt độ ở khu vực tai, nách trên mức 37,2 độ C.
Khi bị sốt, người bệnh thường cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Quá trình điều trị có thể chữa khỏi bệnh lý này, tuy nhiên chúng không làm thời gian xuất hiện các triệu chứng rút ngắn lại được. Do đó, nhiều người đã tìm hiểu những cách hạ sốt nhanh để giảm bớt sự khó chịu khi phát bệnh. Nhưng nếu trong trường hợp sốt nặng thì bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ bởi đây rất có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.
Sốt bao nhiêu độ là cao? Nguyên nhân là gì?
Sốt là sự thay đổi nhiệt độ của cơ thể theo xu hướng tăng cao, thông thường thân nhiệt của một người có nhiệt độ khoảng 37 độ C. Tùy theo mỗi người sẽ dao động trong khoảng 36.1-37.2 độ C hoặc cao hơn. Còn khi sốt thì nhiệt độ trên nhiệt kế sẽ hiển thị ở mức 38 độ C, nếu sốt cao thì nhiệt độ cơ thể sẽ nằm trong khoảng từ 38.5 độ C trở lên.
Nguyên nhân gây sốt cao có thể là do mắc một số bệnh dưới đây:
- Sốt siêu vi: Đây là tình trạng nhiễm virus khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, sốt siêu vi sẽ đi kèm những triệu chứng như: Ớn lạnh, sốt kéo dài dù đã dùng thuốc, đau họng, sưng mặt, phát ban, nôn mửa, sổ mũi, ho,…
- Sốt do vi khuẩn: Do vi khuẩn xâm nhập sẽ gây sốt và nhiễm trùng một số bộ phận như: Nhiễm trùng hệ thần kinh, viêm phổi hoặc viêm phế quản, nhiễm trùng cơ quan sinh dục, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng da,…
Những cách hạ sốt ‘cấp tốc’
- Uống nhiều nước, có thể dùng dung dịch oresol hoặc nước trái cây để tránh mất nước
- Mặc quần áo rộng, nhẹ, thoải mái;
- Đắp chăn nếu cảm thấy ớn lạnh, cho đến khi triệu chứng này biến mất;
- Không được cho trẻ uống aspirin;
- Không nên cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào cho đến khi được bác sĩ khám và chẩn đoán.
- Sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen theo hướng dẫn trong tờ thông tin thuốc.
-
Xông hơi: Đây là phương pháp khá đơn giản và được nhiều người thực hiện. Vì khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ mở to, loại bỏ được các độ tố và kéo theo nhiệt độ ra ngoài. Bạn có thể sử dụng một loại lá cây như bưởi, sả, chanh, tía tô, hương nhu… để nấu nước xông. Các loại thảo dược này chứa nhiều tinh dầu, vừa giúp hạ sốt nhanh chóng lại vừa sát khuẩn đường hô hấp hiệu quả.
Bọc vài viên đá lạnh vào khăn mỏng, sau đó chườm xung quanh trán vài phút, thực hiện nhiều lần trong ngày để thân nhiệt giảm. Tuyệt đối không chườm đá khắp người hoặc đắp khăn lạnh lên trán quá lâu, vì như thế có thể dẫn đến tình trạng sốc nhiệt.
- Hạ sốt bằng gia vị: Một cách hạ sốt khá hay nữa là bạn có thể rắc một ít ớt cayenne lên đồ ăn, capsaicin là thành phần vô cùng nóng và cay thường được tìm thấy trong ớt cayenne, chỉ cần ăn một lượng nhỏ sẽ giúp đổ mồ hôi, từ đó thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp hạ sốt nhanh chóng.