Đằng sau việc giúp bạn trở nên thời trang, hợp mốt hơn hoặc giấu đi những “dấu hiệu tuổi tác” trên mái đầu, nhuộm tóc cũng tiềm ẩn những mối nguy hại đối với sức khỏe. Trước khi quyết định làm đẹp, bạn hãy cân nhắc thật kỹ tác hại của thuốc nhuộm tóc để tránh những hậu quả ngoài ý muốn nhé.
Nhuộm tóc là gì?
Nhuộm tóc là thay đổi màu tóc vốn có sang các màu sắc khác bằng hóa chất tạo màu, được thực hiện bởi thợ làm tóc hoặc cũng có thể tự nhuộm tại nhà. Hai nhóm chất nhuộm tóc được phân loại theo cơ chế tạo màu sắc cho tóc là không oxy hóa và oxy hóa. Và tùy thuộc vào thời gian tồn tại, chất nhuộm tóc được phân thành 3 nhóm:
- Tạm thời: Tạo sự thay đổi màu sắc nhanh, đơn giản và tạm thời do màu sắc có thể loại bỏ dễ dàng sau khi gội đầu.
- Bán vĩnh viễn: Màu tóc sau khi nhuộm sẽ giữ được lâu hơn nhờ các chất hóa học tạo màu có thể thấm đến vỏ sợi tóc, nhưng chúng sẽ lan dần ra bề mặt sợi tóc và biến mất sau vài lần gội (thường sau 6 – 10 lần).
- Vĩnh viễn: Đây là những loại thuốc nhuộm tóc phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, bởi vì sự thay đổi màu sắc kéo dài cho đến khi tóc được thay thế bằng đoạn tóc mọc mới.
Tác hại của nhuộm tóc
Ảnh hưởng tới mắt, da đầu
Một số loại thuốc nhuộm tóc có thành phần có thể gây ảnh hưởng tới da đầu và gây đỏ mắt. Đặc biệt, với những người da đầu yếu, nhạy cảm, thuốc nhuộm có thể gây ngứa, lở loét.
Làm cho mái tóc xơ và dễ gãy
Nếu là người thường xuyên nhuộm tóc, mái tóc của bạn sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều vì hóa chất có trong thuốc nhuộm. Các hóa chất làm giảm độ ẩm từ tóc, tách các mô lớp vỏ, làm cho chúng trở nên khô và giòn. Mái tóc sẽ dần dần không còn mềm mại, bóng mượt. Giải pháp cuối cùng có thể xử lý được mái tóc xơ, dễ gãy là cắt bỏ chúng.
Ảnh hưởng đến nội tiết
Trong một số thuốc nhuộm tóc có chứa Alkylphenol ethoxylate (APE) thường có trong thuốc trừ sâu. Khi nhuộm tóc chất này có thể hấp thụ vào cơ thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra isopropyl alcohol có trong thuốc nhuộm tóc có thể gây ra chứng trầm cảm và nhức đầu.
Ảnh hưởng của thuốc nhuộm tóc tới bộ máy vận động
Người hay nhuộm tóc thường hay than phiền về chứng đau khớp, chủ yếu là đau các khớp nhỏ và nhỡ như khớp bàn tay, khuỷu, gối, cổ chân. Các biểu hiện đau khớp thường hay kèm theo các biểu hiện ngoài da như da đầu, da tay bị ngứa, nổi mụn nước, mặt và hai tay bị sưng vù, ửng đỏ, ngứa, chảy nước vàng, rụng tóc. Nguyên nhân là do trong thuốc nhuộm tóc có chứa paraphenylenediamin (PPD). 2/3 loại thuốc nhuộm tóc hiện nay đều chứa chất PPD, trong đó có khá nhiều sản phẩm dành cho duỗi nhuộm tóc chứa PPD vượt mức cho phép.
Nhuộm tóc có thể gây ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy một người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ cao mắc các loại bệnh ung thư như:
- Ung thư bàng quang: Hầu hết các nghiên cứu đối với những người tiếp xúc nhiều với thuốc nhuộm tóc tại nơi làm việc như thợ làm tóc, đã cho thấy một sự gia tăng nguy cơ cao mắc bệnh ung thư bàng quang. Tuy nhiên, những nghiên cứu dựa trên những người nhuộm tóc lại không có một sự gia tăng nhất định nào của bệnh ung thư bàng quang.
- Bệnh bạch cầu và ung thư hạch: Một số nghiên cứu cho thấy những người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư hạch, đây là một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết. Một phần của hệ thống miễn dịch trong cơ thể mỗi người.
- Ung thư vú và các loại ung thư khác: Ngoài ra, chất hóa học para-phenylenediamine (PPED) có trong thuốc nhuộm có thể gây ra bệnh ung thư vú hoặc các loại ung thư khác.
Có thể gây ung thư và dẫn đến tử vong
Theo nghiên cứu của Viện Ung thư quốc gia Mỹ, nhuộm tóc càng lâu, dùng màu càng đậm thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao. Tỉ lệ ung thư ở phụ nữ dùng thuốc nhuộm tóc cao hơn 50% so với những người không dùng thuốc này.
Tại Mỹ, các chuyên gia y tế đã chứng minh rằng Paraphenylenediamin gây dị ứng, chàm, hen, loét dạ dày, làm da mẩn đỏ, nhạy cảm với nắng và có thể gây tử vong nếu ngộ độc nặng. Ngoài ra còn rất nhiều tác hại của thuốc nhuộm tóc bằng hóa chất, các bạn nên suy nghĩ kỹ và cẩn trọng khi sử dụng chúng.
Lưu ý để nhuộm tóc an toàn
- Không để thuốc nhuộm trên tóc lâu hơn thời gian chỉ định.
- Sau khi nhuộm, nên xả lại bằng nước lạnh hoặc nước ấm để tránh rụng tóc.
- Làm theo hướng dẫn sử dụng trong gói thuốc nhuộm tóc. Hãy chú ý đến những phần lưu ý hoặc thành phần trên bao bì.
- Mang găng tay khi dùng thuốc nhuộm.
- Không nên gội đầu quá nhiều.
- Hạn chế sấy, là, làm nóng tóc.
- Không nên nhuộm lại sớm quá. Thời gian lý tưởng để nhuộm tóc là sau ít nhất 6 tháng kể từ lần nhuộm trước.
- Không bao giờ trộn các sản phẩm nhuộm tóc khác loại với nhau. Điều này có thể làm tổn thương tóc và da đầu.
- Tiến hành kiểm tra dị ứng áp da trước khi sử dụng thuốc nhuộm tóc để chắc chắn bạn không có bất kỳ dị ứng gì với thuốc. Hầu như tất cả các sản phẩm thuốc nhuộm tóc đều có các hướng dẫn để thực hiện kiểm tra dị ứng áp da. Hãy đảm bảo rằng thợ làm tóc cũng đã kiểm tra tóc của bạn trước khi thực hiện.
- Không bao giờ được sử dụng thuốc nhuộm lông mày hoặc lông mi. FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) đã có ban hành lệnh cấm việc sử dụng thuốc nhuộm tóc cho vùng lông mi và lông mày ngay cả trong các tiệm làm tóc. Thuốc nhuộm lông mi và lông mày thể gây sưng hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng xung quanh hoặc trong mắt của bạn dẫn đến mù lòa.
- Dùng loại thuốc nhuộm quen dùng, có uy tín, có thành phần từ thiên nhiên.
- Khoảng cách giữa hai lần nhuộm không quá gần nhau, ít nhất sáu tháng; tránh để thuốc nhuộm chạm vào chân tóc.
- Dùng găng tay khi nhuộm tóc.
- Gội đầu bằng dầu gội có thành phần dưỡng ẩm cho da và tóc; chỉ dùng dầu xả cho phần ngọn tóc.
- Thường xuyên dưỡng tóc.
- Chống nắng cho da đầu và tóc (đội nón sậm màu, che phủ tóc khi đi nắng…).