Trị nám da tại nhà đơn giản, an toàn

Nám da là một loại bệnh lý. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 3% dân số bị nám da. Thật đáng tiếc khi nổi trội về tỉ lệ mắc phải tình trạng này lại nghiêng về phái đẹp. Bên cạnh việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào trong điều trị nám da thì rất nhiều chị em vẫn lựa chọn cho mình những cách làm đẹp an toàn, chi phí thấp, dễ thực hiện khi sử dụng nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên. Cùng đón đọc bài viết dưới đây của cafesuckhoe để bỏ túi những mẹo làm đẹp hay nhất nhé!

Trị nám da tại nhà đơn giản, an toàn

 

Nám da là gì? Nguyên nhân da bị nám

Nám da (melasma) là một chứng rối loạn da phổ biến, đặc trưng bởi các mảng da đổi màu màu nâu xám trên các vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nám da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng nó xuất hiện thường xuyên nhất ở những phụ nữ có nước da sẫm màu. Nó có liên quan đến nội tiết tố nữ. Nám da có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ trong độ tuổi 20 – 50 thường bị nám hơn so với nam giới. Tình trạng rối loạn tăng sắc tố da này là lành tính, không lây và không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của người mắc phải. Tuy nhiên, những đốm sắc tố khiến cho da trông không đều màu và kém thẩm mỹ. Vì thế, nhu cầu xóa bỏ hiện nay tương đối cao.

Hiện nay các bác sĩ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra nám. Nó có thể xảy ra khi các tế bào tạo màu trong da tạo ra quá nhiều màu. Bất cứ ai cũng có thể bị nám, nhưng nám phổ biến ở phụ nữ trẻ. Tình trạng này thường liên quan đến nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Bạn có nguy cơ mắc nám tăng lên nếu nằm trong nhóm phụ nữ:

  • Dùng thuốc tránh thai.
  • Có điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.
  • Khi có thai, nám thường xuất hiện trong thai kỳ, trong 3 tháng giữa hoặc 3 cuối.
  • Tác nhân đến từ môi trường: Khói bụi, ô nhiễm,…Ra ngoài nắng quá lâu và quá thường xuyên cũng khiến bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng này. Nám thường gặp ở những người sống ở vùng khí hậu nhiệt đới. Những người có làn da tối màu cũng có nhiều khả năng mắc nám hơn.
  • Nám do di truyền
  • Sự thay đổi nội tố trong khi mang thai hoặc mãn kinh
  • Lạm dụng mỹ phẩm quá mức
  • Thiếu ngủ, thức khuya, stress 

Cách nhận biết nám da

Rối loạn chuyển hóa sắc tố da thường xuất hiện ở má, trán, mũi. Khi ra nắng nám thường đậm màu hơn. Các vùng da, đặc biệt da mặt có màu nâu vàng, nâu đậm không đồng nhất, xuất hiện thành từng chấm nhỏ hoặc thành từng đám sậm màu. Các vị trí hay tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay… là các vị trí thường hay bị nám da. Đặc biệt là nám da trên mặt thường đối xứng hai bên.

Nám da được phân thành 3 loại và có cách nhận biết khác nhau. Do đó, để nhận biết nám da bạn hãy lưu ý những dạng nám sau:

  • Nám mảng (nám nông, nám biểu bì): loại có chân nám nông, thường ở lớp biểu bì với màu sắc khá nhạt
  • Nám đốm (nám chân sâu, nám chân đinh): có màu sẫm hơn, xuất hiện từng đốm nhỏ. Nếu soi da có thể thấy chân nám nằm sâu dưới lớp hạ bì của dạ.
  • Nám hỗn hợp: là xuất hiện cả nám từng mảng và nám đốm, điều trị phức tạp hơn.

Cách trị nám đơn giản, hiệu quả

Sử dụng sản phẩm có thành phần Hydroquinone

Hydroquinone là hoạt chất đầu bảng trong các thành phần điều trị nám, làm việc theo cơ chế ức chế enzyme Tyrosinase, giúp giảm sự phát triển và cải thiện các tế bào melanin đậm màu. Trên thế giới có rất nhiều hãng mỹ phẩm uy tín sử dụng hoạt chất này như Obagi, Murad,…

Có 3 lưu ý khi sử dụng Hydroquinone để việc điều trị nám đạt hiệu quả tối ưu:

  • Sử dụng Hydroquinone có nồng độ trên 4% phải có sự thăm khám và kê toa từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng sẽ dễ gây kích ứng nặng
  • Chỉ nên dùng duy trì Hydroquinone với nồng độ 2% trong vòng 3 tháng
  • Thời gian bán thải của Hydroquinone trên da là 28 ngày. Nên người dùng phải bôi lại liều dặm sau 28 ngày bởi tính ức chế tế bào tyrosinase của Hydroquinone.
Sử dụng sản phẩm có thành phần Hydroquinone

Mặc dù được đánh giá là một trong những cách trị nám tốt nhất hiện nay, nhưng không phải đơn thuần mà Hydroquinone bị cấm sử dụng ở một số nước. Vì tính điều trị cao nên dược tính cũng tương đương. Nếu không trang bị kiến thức đủ vững vàng khi sử dụng Hydroquinone, sẽ dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn (dội ngược sắc tố, mất sắc tố, đen da, mất màu da,…)
Sau đây là một số hoạt chất thay thế Hydroquinone có thể sử dụng lâu dài. Giải pháp này sẽ an toàn hơn với những người mới tập tành sử dụng “hóa chất” trong điều trị da:

  • Hexylresorcinol (0.5%-1%)
  • Arrbutin (2%)
  • Niacenamide (5%)
  • Kojic Acid (10%)
  • Tranexamic Acid (3%)  

Trị nám da mặt bằng cà chua

Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, thành phần vitamin A, vitamin C, vitamin E, kali, chất sắt có trong cà chua vốn rất hiệu quả trong chăm sóc da hàng ngày. Hàm lượng vitamin C giúp làm mờ dần các nốt tàn nhang trên mặt giúp da được trắng sáng từ từ.

Cách sử dụng cà chua trị nám da đó là bạn có thể thái cà chua thành các khoanh tròn và đắp trực tiếp nên mặt trong thời gian 15 phút. 1 tuần nên thực hiện 3 buổi để thấy được hiệu quả tích cực hơn. Hoặc cũng có thể ép cà chua lấy nước rồi dùng bông thấm nước cốt thoa nên mặt.

Trị nám da với tía tô

Một trong những mẹo trị nám tại nhà hot nhất và được nhiều chị em tìm kiếm đó là sử dụng lá tía tô. Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Da liễu Đông y Việt Nam (trực thuộc Nhất Nam Y Viện) trong lá tía tô có chứa các loại vitamin A, vitamin C cùng các khoáng vi lượng như sắt, canxi, kẽm, phốt pho, tinh dầu có khả năng dưỡng trắng, xóa mờ vết nám trên da. Cụ thể, các thành phần này sẽ giúp làm sạch tế bào da chết, giảm sự tích tụ melanin dưới da để dần đẩy lùi đốm nâu.Có nhiều cách để dùng lá tía tô trị nám, bạn có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

– Cách 1: Mặt nạ lá tía tô

Rửa sạch một nắm lá tía tô, để cho ráo nước sau đó xay nhuyễn hoặc giã nát tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Rửa sạch mặt rồi thoa lên vùng da bị nám, giữ nguyên 15 phút rồi rửa mặt với nước. Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần.

Trị nám da với tía tô

– Cách 2: Tía tô kết hợp chanh tươi

Chuẩn bị 1 nắm lá tía tô sau đó rửa sạch. Giã hoặc xay nhuyễn lá tía tô, cho thêm 2 thìa cà phê nước cốt chanh rồi khuấy đều. Rửa mặt với nước ấm, đắp hỗn hợp vừa tạo lên da trong 10 phút. Rửa lại mặt với nước lạnh và thực hiện 2-3 lần mỗi tuần. 

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp lá tía tô với mật ong hoặc uống trà, sinh tố lá tía tô để cải thiện làn da cũng như sức khỏe.

Trị nám da mặt lâu năm bằng dầu gấc

Dầu gấc được chiết xuất từ màng đỏ của quả gấc, chứa Alpha Tocopherol, Lycopen,… có khả năng cấp ẩm, làm sáng mịn da hiệu quả. Lycopen có hàm lượng rất cao trong dầu gấc. Hoạt chất này có khả năng chống oxy hóa hiệu quả để khắc phục quá trình lão hóa và giảm các hắc sắc tố lấy lại làn da trẻ trung, tươi tắn. Bên cạnh đó vitamin E, A có trong dầu gấc sẽ kích thích sản sinh các tế bào mới, xóa bỏ các vết thâm do nám, tàn nhang, đồi mồi, cấp dẩm làn da thêm mịn màng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Rửa mặt thật sạch để hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Nên rửa mặt bằng nước ấm để lỗ chân lông giãn nở.
  • Bước 2: Thoa một lớp mỏng dầu gấc lên vùng da bị nám, xỉn màu
  • Bước 3: Massage nhẹ nhàng từ 5-7 phút và thư giãn khoảng 20 phút
  • Bước 4: Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm, sau đó rửa thêm bằng nước mát.Thực hiện phương pháp này với tần suất 1 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Nên áp dụng trước khi đi ngủ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Trị nám da với nha đam

Nha đam chứa rất nhiều nước, ngoài ra còn chứa các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, B1, B5, vitamin E, kẽm, canxi… Không chỉ giúp làn da mịn màng, cung cấp độ ẩm mà còn có thể làm mờ các đốm nâu, đồng thời giúp da sáng và đều màu hơn. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa:

  • 23 loại acid amin, bổ sung acid amin cho làn da sẽ giúp tăng cường đề khangs cho da, củng cố lớp màng bảo vệ giúp da khỏe mạnh hơn.

  • Acid gamma linolenic: Giúp giảm sưng, viêm, làm lành vết thương, giải dị ứng, đào thải tế bào đậm màu, kích thích hình thành da mới.

  • Collagen: Thành phần collagen trong nha đam có công dụng ngừa và giảm thâm nám…

Trị nám da với nha đam

Cách thực hiện:

  • Hái một lá nha đam tươi, rửa sạch, tách phần vỏ chỉ giữ lại lớp gel trắng bên trong.

  • Rửa mặt với nước ấm, lau khô bằng khăn mềm.

  • Đắp thịt nha đam lên khu vực da bị nám, thư giãn trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.

  • Áp dụng 2 lần/ tuần.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp nha đam với các nguyên liệu khác để nâng cao hiệu quả điều trị cũng như chăm sóc da và phù hợp với làn da của mình như: Kết hợp với mật ong, nước vo gạo, sữa chua, nước cốt chanh…

Lưu ý: Trước khi dùng trên mặt, bạn hãy bôi thử nha đam lên mặt trong của cổ tay để chắc các thành phần nha đam an toàn cho làn da, không gây kích ứng, ngứa ngáy.