Cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tại nhà dễ thực hiện. Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bị giảm sút dẫn đến việc mẹ bầu hay gặp phải tình trạng ho, ngứa cổ và đau rát họng. Tuy nhiên, mẹ không thể uống thuốc giống như trước nữa vì có thể gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Để chấm dứt tình trạng khó chịu này, dưới đây là 5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu tại nhà không cần dùng thuốc mà mẹ bầu có thể áp dụng. Hãy cùng cafesuckhoe tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Ho ngứa cổ có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Mẹ bầu bị ho, ngứa cổ, đau rát cổ là những triệu chứng điển hình liên quan đến các bệnh lý về đường hô hấp hoặc vùng hầu họng. Những triệu chứng này không chỉ khiến mẹ bầu cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, khó chịu, thậm chí là gặp khó khăn trong quá trình ăn uống khiến em bé cũng bị ảnh hưởng theo.
Do đó, trước khi tìm hiểu về cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu, mẹ bầu không nên bỏ qua những thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Nguyên nhân của ho ngứa cổ ở bà bầu
Để có thể điều trị dứt điểm tình trạng ho, ngứa cổ ở bà bầu, đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến những nguyên nhân gây ra tình trạng này.
- Thời tiết thay đổi
Thời tiết vào lúc giao mùa, đặc biệt là khi mùa thu chuyển sang mùa đông, nhiều người sẽ gặp phải các triệu chứng về họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Trong khi đó, phụ nữ mang thai có hệ miễn dịch kém, do vậy dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ra tình trạng ngứa họng, đau rát họng và ho.
- Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, nội tiết tố của người phụ nữ có nhiều thay đổi kéo theo những thay đổi khác như tăng lưu lượng máu, thân nhiệt tăng,… Cùng với đó là tình trạng ốm nghén, chế độ ăn uống không khoa học,… khiến hệ miễn dịch của mẹ yếu hơn, từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp đi kèm với ho, ngứa rát cổ họng.
- Mẹ bầu bị mắc bệnh về đường hô hấp
Mẹ bầu có tiền sử hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, hay bị trào ngược dạ dày,… cũng đều là nguyên nhân gây ra ho, đau rát cổ họng khi mang thai.
- Mẹ bầu sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm
Mẹ bầu sống hoặc làm việc trong một môi trường ô nhiễm, thường xuyên có rác thải, khói bụi, nước bẩn,… cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi.
Ảnh hưởng của ho đến mẹ và bé
Tình trạng ho ngứa cổ nếu diễn ra dai dẳng, ho quá mạnh chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.
- Mẹ bầu ho quá mạnh gây áp lực trực tiếp lên vùng bụng, khiến tử cung bị co thắt liên tục, làm tăng nguy cơ động thai hoặc sảy thai.
- Ho nhiều làm cho niêm mạc thanh quản bị tổn thương, trầy xước, chảy máu khiến mẹ cảm thấy đau rát, khó chịu, khó nuốt thức ăn, ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn hàng ngày của mẹ. Nếu mẹ bầu ăn không ngon, không đủ dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, thai nhi chậm phát triển.
- Trong trường hợp mẹ bầu bị ho vì những nguyên nhân như nhiễm trùng đường hô hấp, nếu để lâu ngày có thể tác động xấu đến thai nhi, tim thai có thể đột ngột biến mất. Vì vậy mẹ bầu không nên chủ quan vấn đề này.
5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn và hiệu quả
Vì khi mang thai, việc uống thuốc không có lợi đối với sự phát triển của thai nhi, do đó khi bị ho ngứa cổ, mẹ bầu nên áp dụng các cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn sau:
Sử dụng mật ong: kết hợp với chanh, quất (tắc), nghệ tươi, cà rốt
Sử dụng mật ong cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu rất hiệu quả. Bà bầu có thể tham khảo một số kết hợp giữa mật ong với chanh, quất, nghệ tươi và cà rốt ngay sau đây.
- Mật ong kết hợp với chanh
Mật ong chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và các khoáng chất khác, có tác dụng chống viêm kháng khuẩn, giúp giảm ho, làm lành nhanh tổn thương ở vùng họng. Chính vì thế, mẹ bầu chỉ cần rót một cốc nước ấm khoảng 100ml, sau đó cho một thìa cà phê mật ong cùng vài lát chanh vào là mẹ có một phương thuốc trị ho hiệu quả.
- Mật ong kết hợp với quất
Quất thường được sử dụng để chữa ho, long đờm hiệu quả. Cách sử dụng cũng rất đơn giản khi bạn chỉ cần rửa sạch quất, bổ đôi để nguyên hạt, sau đó cho vào bình ngâm với mật ong, xếp lần lượt một lớp quất rồi đến một lớp mật ong. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống một muỗng cà phê là mẹ bầu sẽ rất nhanh khỏi ho ngứa cổ.
- Mật ong kết hợp với nghệ tươi
Trong nghệ có chứa curcumin, có khả kháng khuẩn, chống viêm cao, vì thế nó có thể ngăn chặn và loại bỏ các tác nhân gây viêm họng ở mẹ bầu. Cách sử dụng như sau: nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho vào cốc nước đun sôi trong 5 phút. Sau đó cho thêm 1 -2 muỗng cà phê mật ong vào rồi khuấy đều là mẹ có thể sử dụng được. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dùng quá nhiều nghệ bởi nếu tiêu thụ trên 10g nghệ mỗi ngày có thể gây kích thích tử cung, nhiễm độc thai nhi, thậm chí dẫn đến sảy thai.
- Mật ong kết hợp với cà rốt
Cà rốt giàu vitamin A, C, K cùng nhiều chất xơ giúp cải thiện các triệu chứng viêm họng. Mẹ bầu cần chuẩn bị 2 củ cà rốt, rửa sạch, cắt nhỏ và ép lấy nước. Sau đó cho mật ong vào nước ép, pha thêm với nước theo tỷ lệ 1:1. Mẹ bầu sử dụng nước này để súc họng 3-4 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô có tính làm mát, chứa nhiều thành phần có chức năng kháng khuẩn, kháng viêm tốt nên có tác dụng hóa đờm, điều trị viêm họng an toàn đối với phụ nữ mang thai.
Cách sử dụng như sau: Lá tía tô đem rửa sạch, xay (nghiền) nát lấy nước. Mỗi ngày mẹ bầu uống nước lá tía tô từ 4-5 lần, mỗi lần khoảng 50ml.
Lê chưng đường phèn
Đây là một phương pháp trị ho rất an toàn và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. Để làm ra món ăn bổ dưỡng này, bạn hãy cho đường phèn và lê vào trong một tô lớn, hấp cách thủy khoảng 15-20 phút cho đến khi lê chín mềm, đường tan hết thì tắt bếp và sau đó có thể dùng trực tiếp được.
Nước muối, nước gừng tươi
Nước muối có tính diệt khuẩn, chống viêm, giúp làm dịu vòm họng bị sưng viêm và cải thiện tình trạng ngứa rát khó chịu ở niêm mạc vùng hầu họng. Nước muối lại đặc biệt an toàn đối với mẹ bầu do đó mẹ có thể tự pha nước muối súc miệng bằng cách cho một thìa cà phê muối và nước ấm, khuấy đều cho muối tan ra, súc miệng ngày 2 lần sáng và tối. Ngoài ra mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh họng mỗi ngày.
Bên cạnh nước muối còn có nước gừng cũng có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn virus rất tốt. Mẹ chỉ cần pha gừng với nước sôi để uống là có thể giảm các triệu chứng ho ngứa rát cổ.
Cam nướng
Cam nướng là một cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu rất hiệu quả. Đầu tiên, mẹ ngâm cam trong nước muối để diệt khuẩn và loại bỏ tạp chất. Sau đó bạn đem quả cam nướng trên bếp lửa trong 10 phút và có thể ăn trực tiếp khi cam còn ấm.
Lưu ý những thứ không nên ăn khi trị ho ngứa cổ ở bà bầu
Khi có các triệu chứng bị ho ngứa cổ, mẹ bầu cũng cần chú ý kiêng một số đồ ăn, thức uống sau:
- Đồ ăn lạnh
Nếu mẹ đang bị viêm họng, ho hoặc mắc các bệnh về đường hô hấp thì cần tuyệt đối tránh ăn đồ lạnh bởi vì nhiệt độ lạnh của đồ ăn thức uống sẽ làm cho tình trạng nhiễm trùng niêm mạc hầu họng trở nên nặng nề hơn. Không những vậy, đồ lạnh còn làm tăng nguy cơ phù nề niêm mạc cổ họng gây bí tắc khí ở phổi. Từ đó các cơn ho xuất hiện nhiều hơn, dai dẳng hơn, hậu quả có thể là mẹ bị viêm họng cấp, viêm phổi cấp,…
- Hải sản
Hải sản mặc dù có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên nếu đang bị ho mẹ bầu nên hạn chế loại thực phẩm này bởi vì hải sản là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, những cơn ho sẽ kích hoạt tình trạng dị ứng, chưa kể trường hợp mẹ bầu bị dị ứng với hải sản từ trước đó. Ngoài ra, mùi tanh trong hải sản sẽ khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn.
- Quýt
Quýt là loại quả giàu vitamin C, có thể sử dụng vỏ quýt chưng với mật ong để trị ho hiệu quả. Nhưng nếu mẹ bầu đang bị ho mà vẫn ăn trực tiếp múi quýt sẽ khiến tình trạng ho nặng hơn. Bởi vì trong múi quýt có chứa hàm lượng cellulite, loại chất này sẽ làm cho cơ thể sinh nhiệt, đồng thời sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn.
- Sữa
Sữa tuy có hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai nhưng theo khuyến cáo mẹ bầu bị ho không nên uống sữa vì lúc này sữa có khả năng kích thích tạo ra chất nhầy trong cổ họng và phổi. Vì vậy mẹ bầu chú ý không nên uống sữa khi bị ho.
- Đậu phộng, hạt dưa
Đậu phộng và hạt dưa đều là những loại thực phẩm có chứa dầu và một số thành phần có thể kích thích sản sinh nhiều dịch đờm. Vì thế nó sẽ khiến cho tình trạng ho ở mẹ bầu nghiêm trọng hơn.
- Thức ăn cay nóng
Thức ăn cay nóng sẽ gây kích ứng hoặc làm tổn thương niêm mạc, làm nặng hơn tình trạng phù nề, tăng tiết dịch đờm khiến cho tình trạng ho ngứa cổ ở mẹ bầu nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn vặt, đồ uống chứa cồn và caffeine
Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ho khan, khàn giọng là do cơ thể bị mất nước dẫn đến cổ họng bị khô. Các loại đồ ăn vặt, đồ uống chứa cồn và caffeine thường khiến cho cơ thể đi tiểu nhiều hơn, gây mất nước, ảnh hưởng đến quá trình điều trị ho.
Trên đây là những chia sẻ về 5 cách trị ho ngứa cổ cho bà bầu an toàn và rất hiệu quả mà mẹ bầu không cần phải dùng đến bất cứ viên thuốc nào. Hy vọng qua bài viết này, các chị em phụ nữ sẽ “bỏ túi” thêm nhiều kinh nghiệm để có thể giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi trong suốt thời gian mang thai.