Sau sinh là thời gian quan trọng mà người phụ nữ cần phải bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Nếu không được chăm sóc đầy đủ thì rất dễ bị các bệnh hậu sản. Ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý là biện pháp duy nhất giúp mẹ tránh bệnh hậu sản. Vì vậy, mẹ cần biết sau sinh nên ăn gì và kiêng gì để cơ thể nhanh phục hồi và có thể chăm con tốt hơn. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Bệnh hậu sản ở phụ nữ sau sinh là gì?
Bệnh hậu sản là bệnh xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh con, do không được chăm sóc đúng cách hoặc kiêng cữ thiếu khoa học. Thông thường, các mẹ cần từ 2 – 6 tháng nghỉ ngơi để cơ thể có thể phục hồi hoàn toàn. Nếu không áp dụng các phương pháp kiêng cữ sau sinh đúng cách, các mẹ có thể mắc phải một số bệnh hậu sản như:
- Trầm cảm sau sinh do quá trình căng thẳng, lo lắng kéo dài
- Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn (âm đạo, cổ tử cung, vết mổ…)
- Bệnh trĩ
- Táo bón
- Băng huyết, sản giật, xuất huyết muộn…
- Đau gò tử cung, đau tầng sinh môn…
Các bệnh hậu sản cần được phát hiện và chữa trị kịp thời, nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và tinh thần của mẹ, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của mẹ và em bé. Kiêng cữ sau sinh khoa học và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này là một trong những biện pháp thiết yếu. Từ đó, giúp các mẹ vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo nhiều sữa cung cấp cho nhu cầu của em bé.
Danh sách thực phẩm phụ nữ sau sinh nên ăn
Một số loại thực phẩm mà người mẹ có thể ăn trong thời gian sau sinh, vừa tốt cho sức khỏe và vừa kích thích sữa mẹ được dồi dào đó là:
- Những món ăn theo kinh nghiệm từ xưa đến nay giúp lợi sữa như móng gió,gà ác, đu đủ… Tuy nhiên, vẫn nên thay đổi thực đơn mỗi ngày để không ngán ăn.
- Uống nhiều nước, nên uống nước ấm 2 – 3L mỗi ngày.
- Cá hồi: Đây là nguồn cung cấp đạm và đặc biệt là chất béo tốt cho cơ thể. Trong cá hồi có chứa nhiều DHA là chất cần thiết để giúp trẻ phát triển hệ thần kinh. Lượng cá hồi mà Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA khuyến cáo nên tiêu thụ mỗi ngày là khoảng 330 gram;
- Những sản phẩm làm từ sữa điển hình nhưsữa chua,phô mai…: Đây là nguồn cung cấp vitamin D cần thiết để hệ xương của cả mẹ và bé được phát triển tốt hơn trong giai đoạn này. Sữa chua còn có một lượng đạm nhất định, vitamin B cũng như calci rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Lượng calci được khuyến cáo tiêu thụ mỗi ngày trong giai đoạn sau sinh là 1000mg;
- Thịt bò: Thịt bò là loại thực phẩm chứa lượng sắt lớn nên sẽ cung cấp rất nhiều năng lượng cho mẹ khi đang cho con bú, trong thịt bò còn chứa đạm, vitamin B12. Nên ăn phần thịt bò nhiều nạc, ít mỡ để hạn chế chất béo cho cơ thể;
- Các loại rau xanh như cải bó xôi,súp lơ xanh có chứa nhiều vitamin A tốt cho mẹ và bé. Trong những loại rau xanh, củ quả còn chứa vitamin C, calci, sắt… nên có khả năng chống oxy hóa. Đặc biệt đối với những loại rau xanh này thì lượng calories rất thấp nên sẽ giúp người mẹ vừa có sức khỏe và vừa giảm cân được theo một phương pháp an toàn, hiệu quả, bền vững hơn;
- Trái cây: Một số loại trái cây như việt quất, các loại quả mọng cung cấp rất nhiều vitamin C cho người mẹ;
- Ngũ cốc nguyên hạt: Đây là món ăn cung cấp nhiều năng lượng và cách chế biến cũng rất nhanh chóng, tiện dụng, có thể dùng như bữa ăn sáng, bữa phụ hay những bữa ăn khác trong ngày.
Danh sách thực phẩm phụ nữ sau sinh nên tránh
- Tỏi: Tỏi là gia vị ưa thích của nhiều người nhưng mùi vị hăng nồng của tỏi không dễ chịu với bé nên bạn cần tránh thêm loại gia vị này vào thực đơn cho phụ nữ sau sinh. Nếu bạn ăn nhiều tỏi, mùi vị của sữa mẹ có thể cũng bị ảnh hưởng nên trẻ sẽ lười bú hơn.
-
Tránh đồ uống có cồn, caffein: Caffeine có thể làm cho em bé trở nên cáu kỉnh và dẫn đến mất ngủ. Caffeine được tìm thấy trong trà, cà phê, sô cô la, nhiều loại nước ngọt và thuốc không kê đơn. Trong điều kiện thường xuyên phải thức đêm chăm con mà mẹ nạp nhiều caffein sẽ càng dẫn đến thiếu ngủ, có hại cho sức khỏe.
Đồ uống có cồn như rượu, bia cũng ảnh hưởng đến khả năng sản xuất sữa của người mẹ, làm gia tăng cảm giác buồn ngủ, uể oải và đặc biệt không có lợi cho sự phát triển bình thường của trẻ nếu đang bú mẹ.
-
Đậu phộng: Đậu phộng là thực phẩm rất dễ gây các phản ứng dị ứng và những phản ứng này thường rất nghiêm trọng như nổi mề đay, khó thở, tiêu chảy… Vậy nên bạn hãy cẩn thận tránh những món có đậu phộng khi đang trong thời gian cho con bú để phòng trường hợp bé bị dị ứng đậu phộng nhé.
-
Tránh đồ ăn lạnh: Các loại đồ ăn, đồ uống lạnh có hại cho răng và tiêu hóa của mẹ sau sinh. Mẹ rất dễ bị buốt răng về lâu dài và rối loạn tiêu hóa nếu tiêu thụ đồ lạnh ngay sau khi sinh. Nó cũng là một nguyên nhân làm cho các cơn đau của mẹ kéo dài hơn.
-
Tránh đồ ăn cay, dầu mỡ và chưa chín kỹ: Việc tiêu thụ đồ ăn quá cay không hề tốt cho sức khỏe, ngay cả khi bạn chưa có con và không quan tâm sau sinh nên ăn gì và kiêng gì. Việc ăn thực phẩm cay không những có thể kích ứng hệ tiêu hóa của mẹ mà còn có thể gây tác động xấu đến ruột và chất lượng máu của bé.
Khi mới sinh và đang cho con bú, bạn nên tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì những món này sẽ khiến cơ thể tích mỡ xấu. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới vóc dáng của bạn mà còn tác động không tốt lên chất lượng sữa. Bạn hãy cố gắng ưu tiên những món luộc hay hấp và tránh những món chiên xào nhé.
Các loại thực phẩm chưa được chế biến chín kỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho đường tiêu hóa của mẹ. Nguyên nhân là do sức đề kháng sau sinh của người mẹ chưa phục hồi hoàn toàn. Các loại vi khuẩn trong đồ ăn sống có thể gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở mẹ. Vì vậy, trong giai đoạn ở cữ, các mẹ nên đảm bảo ăn chín, uống sôi.
- Tránh các loại đồ chua:Các loại trái cây, đồ uống có vị chua từ cam, quýt, chanh bình thường là nguồn cung cấp vitamin C rất tốt. Tuy nhiên, đối với bà mẹ vừa sinh thì các trái cây này lại không có lợi. Đồ ăn uống có vị chua rất dễ lên men không có lợi cho tiêu hóa của mẹ mới sinh. Mặt khác, trẻ bú sữa mẹ rất dễ bị trào ngược dạ dày, tiêu chảy hoặc bị hăm tã nếu mẹ tiêu thụ các chất này. Mẹ nên tránh các loại đồ chua sau sinh.