Rất nhiều phụ nữ mang thai, đặc biệt là người mang thai lần đầu, rất hoang mang và lo lắng. Có rất nhiều lưu ý dành cho phụ nữ mang thai khiến họ hoang mang không biết đâu là đúng, đâu là sai. Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể bạn cũng vừa trải qua một giai đoạn vất vả. Do đó, bạn nên chú ý các vấn đề cần kiêng cữ sau sinh để nhanh chóng hồi phục. Cùng cafesuckhoe tìm hiểu ngay nhé!
Thời gian kiêng cữ sau sinh bao nhiêu là phù hợp?
Theo quan niệm dân gian, phụ nữ sau sinh cần ở cữ khoảng 3 tháng (hoặc dài hơn). Trong thời gian này, người phụ nữ phải ở trong phòng kín, hạn chế tiếp xúc với mọi người, tránh làm việc hoặc tắm rửa.
Nhưng theo các bác sĩ, phụ nữ sau sinh nên kiêng cữ khoảng 1 tháng. Trong thời gian này, mẹ cần tuân thủ một số điều về dinh dưỡng, sinh hoạt để cơ thể phục hồi tốt, cung cấp đủ sữa cho trẻ sơ sinh. Ngoài sự cố gắng của bản thân, người chồng và gia đình cũng là tác nhân quan trọng giúp mẹ bầu sau sinh vượt qua giai đoạn khó khăn này.
Một số điều cần làm khi kiêng cữ sau sinh
Trong thời gian kiêng cữ sau sinh, những điều sau đây sẽ giúp mẹ bầu nghỉ ngơi, có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ hợp lý.
Không ăn mặn và kiêng khem quá mức
Một số bà mẹ mới sinh được khuyên ăn thức ăn khô và mặn như thịt kho tiêu, cá bống kho tộ, kiêng ăn rau, canh, nhất là đồ chua… để da thịt được săn chắc. Thực tế, việc ăn thức ăn khô, mặn cùng chế độ ăn thiếu rau xanh có thể khiến bạn bị tăng huyết áp, táo bón ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, ăn mặn và khô không phải là ở cữ đúng cách.
Bên cạnh đó, bạn không nên ăn đồ lạnh, thức ăn lên men như các loại dưa muối hay thức ăn để qua đêm, không ăn đồ sống nhằm hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn hay ký sinh trùng gây bệnh. Bạn nên ăn đồ mới nấu, uống đủ nước. Tuy cần kiêng cữ sau sinh nhưng bạn không nên kiêng khem quá mức vì dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể, dễ nhiễm bệnh, thiếu dưỡng chất thiết yếu, ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Ngoài các loại thực phẩm nên tránh kể trên, bạn nên có chế độ ăn đa dạng.
Ở cữ không nên ăn gì? Phụ nữ mới sinh nên tránh ăn các thực phẩm chế biến sẵn vì trong nhóm thực phẩm này thường có nhiều muối, đường, các chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
Không vận động mạnh
Tập thể dục giúp mẹ bầu giảm cân, nhanh chóng lấy lại vóc dáng, song tập thể dục quá mức lại khiến cơ thể mệt mỏi, khó phục hồi. Đặc biệt với sản phụ sinh mổ, việc vận động để lưu thông khí huyết rất quan trọng. Mẹ nên đi bộ chậm rãi, thực hiện các động tác vừa phải trong thời gian này.
Sau khi sinh, mẹ không nên lao động, làm việc năng ngay. Việc khiêng vác, lao động nặng khiến cơ bụng hoạt động, tác động tới vết mổ bụng hoặc tổn thương tầng sinh môn chưa phục hồi. Việc rướn người, giơ tay cao cũng cần hạn chế.
Tránh quan hệ tình dục sớm
Bà đẻ trong tháng nên kiêng gì? Sau khi sinh, bạn nên đợi khoảng 6-8 tuần mới quan hệ tình dục trở lại. Nguyên do là cơ thể cần có khoảng thời gian nhất định để hồi phục sau cuộc vượt cạn tốn nhiều sức lực. Do đó, trong thời gian ở cữ sau sinh, bạn nên tránh quan hệ sớm để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu vùng kín.
Danh sách thực phẩm cần tránh
Các đồ ăn cay: Một số loại gia vị như tiêu, ớt, tỏi… trong bữa ăn sẽ chỉ ăn ngon miệng khi đồ ăn được nêm nếm đủ vị. Tuy nhiên, những gia vị này không có lợi cho cả mẹ lẫn bé trong giai đoạn cho con bú. Những loại gia vị này vừa làm ảnh hưởng đến mùi vị sữa mẹ mà còn làm cho bé có thể bị táo bón, đau bụng hoặc cáu gắt.
Đậu phộng: Đậu phộng có thể khiến bé sinh ra bị dị ứng, trẻ bị dị ứng đậu từ sữa mẹ có thể làm cho con bị chàm, phát bạn hoặc gây hiện tượng trẻ sơ sinh thở khò khè.
Các loại cá có thủy ngân cao: Thủy ngân trong cá có thể nhiễm vào sữa mẹ và có thể khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, chướng bụng.
Nước có gas và caffe: Trẻ sơ sinh không có khả năng bài tiết chất caffe một cách nhanh chóng và hiệu quả như người lớn nên rất dễ bị kích ứng, cáu kỉnh, và mất ngủ. Vì vậy, mẹ nên cắt giảm lượng cà phê, nếu có thể thì mẹ nên bỏ hoàn toàn trong thời kỳ cho con bú.
Tỏi: Nếu mẹ cho con bú ăn tỏi, mùi tỏi sẽ tồn tại trong sữa mẹ rất lâu, thậm chí kéo dài tới 2 giờ sau khi ăn. Một số trẻ sơ sinh nhạy cảm có thể thấy khó chịu, bỏ bú nếu phát hiện mùi vị khó chịu trong sữa.
Rượu: Rượu là một những loại đồ uống dễ gây ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ tiết ra nhất, khiến con bị suy nhược cơ thể, buồn ngủ, tăng cân bất thường
Quả Bơ: Dù bơ là loại trái cây lành mạnh giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều vitamin C nhưng trước khi ăn bạn nên thăm dò phản ứng của bé trước. Vì, rất có thể, bơ sẽ khiến cho dạ dày của con khó chịu, không tiêu hoá được.
Khoai Tây chiên: Khoai tây chiên cùng các món rán nhiều dầu mỡ đươc liệt kê vào danh sách các món ăn không hề tốt cho mẹ cho con bú. Bởi những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ có chứa hàm lượng calo cao nhưng lại rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, dầu mỡ còn có thể gây ra vấn đề với sữa mẹ và gây kích ứng dạ dày của trẻ.
Chocolate: Chocolate có thể khiến em bé sẽ bị đầy hơi, đau bụng và quấy khóc hơn bình thường.
Vệ sinh cá nhân thế nào mới đúng?
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, sản phụ có thể tắm gội lại bình thường sau khoảng 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, thời gian tắm cần hết sức nhanh chóng để tránh trường hợp mẹ bị nhiễm lạnh. Bên cạnh đó, việc dùng lá tắm sau sinh cũng là một phương pháp được nhiều bà mẹ bỉm sữa áp dụng để vệ sinh cá nhân, giúp cải thiện sức khỏe, lưu thông mạch máu rất hữu hiệu.
– Tắm rửa mỗi ngày với nước ấm, tắm bằng vòi sen không dùng bồn tắm, gội đầu và sấy tóc khô sau đó.
– Thường xuyên làm vệ sinh phụ nữ ít nhất 2 lần trong ngày và sau khi tiểu tiện có thể rữa với nước ấm hoặc pha loãng với dung dịch sát khuẫn vệ sinh phụ nữ như lactacyd gyneco, gynofar, betadine phụ khoa v.v…
– Chú ý nếu có vết cắt may tầng sinh môn sau khi làm vệ sinh vết may phải lau thật khô và thay băng vệ sinh thường xuyên để vết thương mau liền da.
– Trong thời gian hậu sản các bà mẹ nên mặc quần áo rộng rãi bằng chất liếu coton dể thấm mồ hôi và giữ được độ ấm nhỡ khi trời ḷạ́nh.