Thực đơn tập ăn thô tốt cho bé từ 6-9 tháng gồm những gì? Trong giai đoạn cho bé ăn dặm, tập ăn thô là thời gian rất quan trọng mà mẹ cần chú ý để luyện tập cho bé, điều này sẽ luyện được khả năng ăn tốt và tự lập cho bé sau này. Cùng tập ăn thô cho con qua các món ăn sau đây mà cafesuckhoe chia sẻ nhé!
Lưu ý khi chọn thức ăn thô cho con, bé mấy tháng ăn thô?
- Mẹ có thể cho bé tập ăn thô dần từ khi bé 6-9 tháng cho tới khi lớn hơn
- Thực phẩm để bắt đầu ăn thô là đồ ăn đã được nấu chín mềm, ưu tiên dễ tan trong miệng, chế biến cắt nhỏ vừa tay bé vừa miệng ăn
- Tránh các thực phẩm có độ kết dính cao, kích thước đồ ăn lớn, cứng. Vì các thức ăn này bé dễ bị hóc hoặc nghẹt thở khi mắc ở họng. (tránh các đồ ăn như xúc xích, cà rốt, kẹo, bỏng ngô, nho, đậu phộng, các loại hạt,…)
- Không thêm nếm các loại muối/nêm hoặc các gia vị khác cho bé
- Lựa chọn đồ ăn phù hợp với từng giai đoạn của con, tránh cho bé ăn các thực phẩm dành cho người lớn (hoặc thực phẩm không phù hợp với độ tuổi của con hiện tại)
Các món ăn thô lành mạnh, Thực đơn tập ăn thô tốt cho bé
Bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc khô
Lựa chọn thích hợp cho mẹ để luyện cho bé về khả năng tự ăn và luyện ăn thô là bánh ăn dặm hoặc ngũ cốc khô. Các thực phẩm này thường có dạng hình thon dài, hình sao, hình tròn nên bé dễ cầm nắm, giòn, hương vị tự nhiên. Khi bé cho bánh vào miệng ngấm thêm nước bọt của bé sẽ rất dễ tan ngay trong miệng.
Trái cây mềm
Trái cây – món ăn bổ dưỡng giúp bé cảm nhận hương vị tự nhiên nhất của từng trái cây. Trái cây mềm tự nhiên là lựa chọn tuyệt vời khi mẹ cho bé tập ăn thô.
Các loại trái cây bé có thể thưởng thức: chuối chín, xoài chín,đu đủ, kiwi, dưa hấu, bơ, táo.. Mẹ có thể cắt thành các miếng vừa ăn và để bé tự trải nghiệm (dưới sự quan sát của ba mẹ)
Rau chín mềm
Để bổ sung thêm chất xơ và vitamin cho bé thì mẹ có thể luộc hoặc hấp các món rau củ. Ghi nhớ luộc chín mềm để bé dễ mầm.
Các loại củ quả mẹ có thể chọn cho bé là súp lơ, của cải, bí đỏ, khoai tây, khoai lang, bí xanh,… Các loại rau bao gồm: rau bina, rau ngót, mướp, rau dền,…
Mẹ rửa sạch và cắt nhỏ vừa ăn sau đó đem đi hấp.
Vì bé còn chưa kiểm soát hết các hành động/lượng thức ăn cho vào miệng nên ba/mẹ cần giám sát để có những xử trí kịp thời.
Trứng vụn/trứng khuấy
Trứng – món ăn giàu dinh dưỡng (vitamin, khoáng chất) nên cũng là lựa chọn tuyệt vời cho bé. Chế biến món trứng vụn đơn giản như sau: Cho trứng ra bát đánh đều tay; bắc chảo để nhỏ lửa rồi cho trứng vào khuấy tới khi trứng chín. Trứng chín tơi, mềm và thành các miếng trứng nhỏ nên bé dễ ăn. Không nên nêm thêm các gia vị hoặc muối.
Bơ chín
Bơ chín vừa tốt vừa dễ ăn cho bé, tuy nhiên mẹ đừng ngại nếu bữa ăn bơ sẽ thật kinh khủng khi bé bôi và dính khắp nơi. Bơ có nguồn dinh dưỡng dồi dào bao gồm axit béo omega-3 hỗ trợ bé phát triển trí não rất tốt.
Vài miếng bơ sẽ cung cấp nguồn năng lượng và dinh dưỡng tốt cho bé. Hãy cũng thưởng thức với con yêu để cả nhà cùng vui khỏe nha.
Mì ống hoặc nui
Thêm mì ống hoặc nui vào khẩu phần ăn dặm giúp cho thực đơn của bé thêm phong phú. Khi bé mới bắt đầu ăn thô, mẹ cần chú ý nấu chín kỹ, thật mềm để bé dễ nghiền. Sau khi bé ăn quen mẹ mới chế biến thêm với các đồ ăn khác hoặc thêm bơ + dầu olive hoặc các loại nước sốt
Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Việt, món ăn thêm nguồn protein thực vật cực tốt và lành tính. Do đậu phụ mềm nên là lựa chọn tuyệt vời cho danh sách ăn thô của trẻ.
Các loại hạt đậu hầm chín, tập ăn thô tốt cho bé
Mẹ có thể lựa chọn các loại hạt để cung cấp protein thực vật dồi dào cho bé.
Mẹ có thể chọn đậu đen, đậu hà lan, đậu cúc, đậu lăng, đậu gà,.. cho bé tập ăn thô.
Trước khi hầm mẹ cần ngâm đậu vào nước vài giờ, sau đó mang đi hầm chín. Khi nước sôi mẹ vặn nhỏ lửa để đậu không bị vỡ. Nếu mẹ bóp hạt đậu nát ra dễ thì đậu đã chín và để nguội rồi cho bé thưởng thức
Bé trải nghiệm thêm các món ăn thô giúp bé phát triển về nướu, răng và cả hệ tiêu hóa tốt hơn. Không phải bé nào cũng sẽ yêu thích các món ăn thô ngay lập tức, mẹ hãy kiên trì thử nghiệm và quan sát các biểu hiện của con để cho bé ăn thô dần nhé.